Khi nào phải thành lập chi nhánh?

by Thị Thảo Đào

Trong quá trình mở rộng quy mô kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường băn khoăn khi nào cần phải thành lập chi nhánh? Việc mở chi nhánh không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường mới, mà còn tối ưu hóa hoạt động quản lý, vận hành. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bắt buộc phải thành lập chi nhánh. Vậy trong những trường hợp nào, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần đăng ký hoạt động chi nhánh? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ điều kiện, thời điểm và lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty, để có chiến lược phát triển phù hợp.

Khi nào phải thành lập chi nhánh?

Khi nào phải thành lập chi nhánh?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Khi nào phải thành lập chi nhánh?

Sau một thời gian hoạt động, nếu công ty có nhu cầu mở rộng thị trường để phát triển quy mô kinh doanh thì có thể cân nhắc đến việc thành lập chi nhánh công ty.

Điều 19 Luật Thương mại 2005 quy định chi nhánh có quyền sau:

  • Ký kết hợp đồng tại Việt Nam, nội dung ký kết phù hợp với nội dung quy định trên giấy phép thành lập chi nhánh;
  • Thực hiện việc mua bán hàng hóa phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh trên giấy phép thành lập chi nhánh;
  • Thuê địa điểm, thuê/mua các cơ sở vật chất cần thiết cho chi nhánh;
  • Tuyển dụng nhân sự làm việc tại chi nhánh, bao gồm lao động Việt Nam và nước ngoài;
  • Chuyển lợi nhuận sang nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Có con dấu mang tên chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

Căn cứ theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp/công ty có quyền thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với công ty mẹ (trụ sở chính).

Để thành lập chi nhánh, công ty cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

  • Công ty thành lập chi nhánh phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tên chi nhánh được lập từ các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
  • Tên chi nhánh phải bao gồm “tên công ty” cộng với cụm từ “chi nhánh”;
  • Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể;
  • Chi nhánh chỉ được phép đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký trước đó.

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty 

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh:

  1. Thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ;
  2. Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh khác tỉnh (đối với công ty TNHH 2 TV, cổ phần);
  3. Bản sao quyết định thành lập chi nhánh khác tỉnh của chủ sở hữu công ty/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
  4. Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh khác tỉnh;
  5. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp không phải đại diện pháp luật công ty).

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh

Hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh:

  1. Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ;
  2. Biên bản họp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh cùng tỉnh;
  3. Bản sao quyết định thành lập chi nhánh cùng tỉnh của chủ sở hữu công ty/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý (CCCD/hộ chiếu) người đứng đầu chi nhánh cùng tỉnh;
  5. Giấy ủy quyền khi người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật công ty.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty – Luật Đại Nam đồng hành cùng doanh nghiệp bạn!

Luật Đại Nam – đơn vị tư vấn pháp lý uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty trọn gói, cam kết:
– Tư vấn miễn phí quy trình, hồ sơ theo đúng loại hình doanh nghiệp
– Soạn thảo và nộp hồ sơ thay mặt khách hàng
– Nhận kết quả đăng ký nhanh chóng – đúng thời hạn
– Hỗ trợ khắc dấu, đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng nếu cần
– Chi phí minh bạch – không phát sinh

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Khi nào phải thành lập chi nhánh? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488