Việc kinh doanh dịch vụ homestay cũng giúp người dân bản địa, những người không có vốn đầu tư những khách sạn, nhà nghỉ sang trọng, có được nguồn thu nhập ổn định, bền vững từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc kinh doanh dịch vụ homestay cũng phải đáp ứng được các điều kiện của pháp luật về cơ sở lưu trú du lịch. Sau đây, Luật Đại Nam xin giới thiệu tới quý bạn đọc các nội dung liên quan đến dịch vụ homestay.
Nội Dung Chính
Đặc điểm kinh doanh homestay
Vì là loại hình kinh doanh dựa vào người dân bản địa nên homestay cũng có những đặc điểm riêng biệt, nổi bật hơn các cơ sở lưu trú khác, bao gồm:
- Chi phí đầu tư kinh doanh dịch vụ homestay thấp. Các homestay được xây dựng tại nhà ở của người dân, tận dụng không gian đã có sẵn, chủ nhà chỉ cần cải tạo và trang bị thêm một vài trang thiết bị phục vụ khách du lịch là có thể kinh doanh homestay và cho phép nhiều khách du lịch ở ghép chung một phòng nên chi phí đầu tư ban đầu không quá tốn kém.
- Cơ hội giao lưu với người bản địa và khách du lịch từ địa phương khác và tìm hiểu văn hóa vùng miền. Là loại hình kinh doanh mang tính cộng đồng, khách du lịch sẽ sinh hoạt cùng với nhau và với người dân bản địa nên việc giao lưu văn hóa, bản sắc của nhau cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Quy mô nhỏ và giá thành rẻ. Chính vì các homestay được hình thành tại nhà dân, với chi phí đầu tư thấp và cho phép ở ghép nên giá cho thuê cũng rất phải chăng cho khách du lịch. Thông thường mỗi homestay sẽ có quy mô từ 10 đến 30 khách lưu trú với giá khoảng từ 80 (tám mươi) đến 100 (một trăm) nghìn đồng trên một người một đêm.
Vai trò của kinh doanh homestay
Homestay ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch địa phương nơi những nhà nghỉ, khách sạn sang trọng khó có thể xây dựng được.
- Tạo thu nhập cho người dân bản địa. Việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch giúp người dân có thêm thu nhập ổn định để nâng cao đời sống của mình.
- Thúc đẩy giao lưu văn hóa, truyền bá bản sắc địa phương. Khách du lịch được tìm hiểu phong tục, tập quán của người bản địa một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
- Tiết kiệm chi phí cho khách du lịch. Homestay cung cấp những dịch vụ tiện ích cơ bản với giá cả bình dân giúp khách du lịch vừa không chi quá nhiều tiền cho việc ăn ở nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu khám phá, nghỉ dưỡng của mình.
>> Xem thêm: Quy định về kinh doanh đồ chơi trẻ em
Các loại hình kinh doanh homestay
Phong cách thiên nhiên. Đây là kiểu thiết kế sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như gỗ, tre, mây, lá… và vị trí gần gũi nhất có thể với tự nhiên.
Phong cách cổ điển. Với thiết kế cổ kính, homestay cổ điển sẽ giúp khách du lịch được trải nghiệm kiểu sinh hoạt của những thập niên xa xôi trong lịch sử.
Phong cách công nghiệp. Đây là kiểu thiết kế homestay theo mô hình nhà xưởng, nhà máy, khu sản xuất, giúp khách du lịch có trải nghiệm mới mẻ hơn.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay
Để kinh doanh loại hình dịch vụ lưu trú này, người kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện (được quy định tại Điều 49 Luật Du lịch năm 2017 và Điều 27 Nghị định 168/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2018) như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Trong đó, điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch bao gồm:
a) Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.
b) Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
Thủ tục đăng ký kinh doanh homestay
Để homestay được phép hoạt động thì người kinh doanh cần thực hiện các thủ tục cấp các loại Giấy phép sau đây:
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Người kinh doanh có thể lựa chọn đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành. Tuy nhiên, đối với kinh doanh dịch vụ homestay thì người kinh doanh nên lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh với thủ tục nhanh chóng, dễ dàng.
2. Giấy chứng nhận phòng cháy và chữa cháy. Đây là Giấy phép quan trọng trong hoạt động kinh doanh của homestay, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho khách du lịch cũng như người kinh doanh homestay khi trường hợp cháy nổ xảy ra.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Kinh doanh dịch vụ Homestay“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm
Quy định pháp luật về thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận về an ninh, trật tự khi mở tiệm cầm đồ
Quy định của pháp luật về kinh doanh khai thác cảng biển