Nhu cầu nhập khẩu rượu kinh doanh ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm. Vậy điều kiện nhập khẩu rượu kinh doanh là gì? Kinh doanh rượu nhập khẩu không giấy phép bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về nhập khẩu rượu kinh doanh trong bài viết dưới dây.
Nội Dung Chính
Điều kiện nhập khẩu rượu kinh doanh
Theo Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì điều kiện nhập khẩu rượu kinh doanh được quy định như sau:
– Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
– Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
– Trừ trường hợp nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm quy định, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
- Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
– Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Hồ sơ để nhập khẩu rượu kinh doanh
Theo Điều 21 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
– Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
- Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
- Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
- Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
Theo đó, để nhập khẩu rượu kinh doanh thì cơ sở nhập khẩu phải chuẩn bị những hồ sơ như trên.
>> Xem thêm: Không thông báo tạm ngừng kinh doanh có bị xử phạt hay không?
Thời gian nhập khẩu rượu kinh doanh
Theo điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy phép thì:
- Đối với cấp Giấy phép phân phối rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Theo đó, thời gian để giải quyết hồ sơ nhập khẩu rượu kinh doanh là 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ trên mạng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm
Mức xử phạt hành chính bao nhiêu nếu bán thức ăn gây ngộ độc thực phẩm ?
Xử phạt khi không có giấy phép an ninh trật tự
Mức xử phạt bao nhiêu nếu không in ngày đóng gói lên nhãn hàng hóa trên rau củ quả