Lệ phí xây dựng nhà ở riêng lẻ

by Vũ Khánh Huyền

Nhằm quản lý tình hình xây dựng, thi công các công trình xây dựng tại các địa phương, cá nhân, hộ gia đình khi xây dựng nhà ở riêng lẻ nếu thuộc các trường hợp phải xin giấy phép trước khi xây dựng thì phải tiến hành thủ tục này tại cơ quan có thẩm quyền. Ngoài khoản chi phí xin giấy phép xây dựng, cá nhân, hộ gia đình cũng cần phải nộp thêm một số khoản chi phí khác. Vậy cụ thể, pháp luật hiện nay quy định các khoản lệ phí xây dựng nhà ở riêng lẻ là bao nhiêu? Theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !

Lệ phí xây dựng nhà ở riêng lẻ

Lệ phí xây dựng nhà ở riêng lẻ

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014

Nhà ở là loại nhà gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Nhà ở 2023, nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Trong đó, nhà ở bao gồm các loại sau đây:

Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập, được xây dựng với mục đích để ở hoặc mục đích sử dụng hỗn hợp.

3. Nhà chung cư là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.

4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê mua, cho thuê theo cơ chế thị trường.

5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để bố trí cho đối tượng thuộc trường hợp được ở nhà ở công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác theo quy định của Luật này.

6. Nhà ở phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho đối tượng thuộc trường hợp được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật này.

Khi nào xây dựng nhà ở phải xin giấy phép?

Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định:

“Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm nhiều loại, trong đó có nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Như vậy, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị và nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nhưng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì phải có giấy phép xây dựng.

>> Xem thêm: Những quy định về thu hồi đất đai năm 2023

Lệ phí xây dựng nhà ở riêng lẻ là bao nhiêu?

Lệ phí xây dựng nhà ở gồm những khoản sau:

Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

* Trường hợp áp dụng

Chỉ áp dụng đối với trường hợp khi xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng.

* Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng

Thông tư 106/2021/TT-BTC quy định lệ phí cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên mức thu của mỗi tỉnh, thành là khác nhau.

Mặc dù có sự khác nhau nhưng lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của các tỉnh, thành dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/lần cấp.

Lệ phí trước bạ

* Trường hợp áp dụng

Sau khi xây dựng nếu chủ sở hữu nhà ở có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu đối với nhà ở đó thì phải nộp lệ phí trước bạ. Nói cách khác, khi có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà ở để ghi thông tin vào trang 2 của Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) thì phải nộp lệ phí trước bạ.

* Đối tượng nộp lệ phí trước bạ

Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí trước bạ như sau:

“Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ quy định tại Điều 2 Nghị định này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.”.

Như vậy, chủ sở hữu nhà ở là người phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu.

Tuy nhiên, khi có hợp đồng thi công xây dựng giữa hộ gia đình, cá nhân với nhà thầu thì các bên có thể thỏa thuận người nộp lệ phí trước bạ là nhà thầu.

* Mức lệ phí trước bạ phải nộp

Thông tư số 13/2022/TT-BT quy định cách tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở như sau:

Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x (diện tích x Giá 01 m x Tỷ lệ % chất lượng còn lại)

Trong đó:

– Giá 01 m2 là giá thực tế xây dựng mới của từng cấp nhà, hạng nhà do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định (phải xem văn bản của từng tỉnh, thành mới có dữ liệu để tính).

– Đối với nhà mới xây xong thì không cần nhân (x) với tỷ lệ % chất lượng còn lại.

>> Xem thêm: Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở thương mại (Luật nhà ở 2023)

Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Khi hộ gia đình, cá nhân thuê nhà thầu xây dựng

* Đối tượng nộp thuế

Theo Công văn 3700/TCT/DNK ngày 11/11/2004 của Tổng cục Thuế thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu nhà thầu xây dựng là doanh nghiệp) với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình.

Tóm lại, bên nhận thầu xây dựng (tổ chức, cá nhân nhận thầu xây dựng nhà) có nghĩa vụ phải đăng ký, kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế.

* Phương pháp tính thuế

Nếu chủ thầu xây dựng tư nhân là cá nhân thì phải nộp thuế nộp thuế theo phương pháp theo từng lần phát sinh (điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC).

Lưu ý: Vì trên thực tế nhà thầu xây dựng chủ yếu là cá nhân nên cách tính thuế, hồ sơ, thời hạn nộp thuế trong bài viết này theo quy định của phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

* Cách tính thuế

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Khi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng

Căn cứ Công văn 3381/TCT-CS ngày 8/9/2008, Công văn 2010/TCT-CS ngày 16/5/2017, Công văn 3077/TCT-CS ngày 9/8/2018 thì hộ gia đình tự xây nhà không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời Công văn 3381/TCT-CS ngày 8/9/2008 nêu rõ:

“Hộ gia đình chỉ là người đi thuê xây dựng nhà ở, không phải là bên nhận thầu xây dựng nên không phải là người nộp thuế vì vậy không thực hiện truy thu thuế đối với hộ gia đình.”.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lệ phí xây dựng nhà ở riêng lẻ”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Sàn giao dịch bất động sản là gì?

Nghị định 65 thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản

Thủ tục đăng ký hoạt động sàn giao dịch bất động sản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488