Những vấn đề pháp lý liên quan để quản lý đô thị luôn là thắc mắc của rất nhiều người dân. Bạn đang có mong muốn xây dựng nhà ở tại khu đô thị, thành phố lớn nhưng chưa biết làm thế nào, cần có những thủ tục gì mới được phép tiến hành xây dựng? Hiểu được những thắc mắc đó, Luật Đại Nam xin mang đến cho quý bạn đọc về Mẫu đơn xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020;
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP
Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì?
Căn cứ quy định tại Luật Nhà ở năm 2023, nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,.. bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
Khi tiến hành thi công xây dựng một công trình nhà ở riêng lẻ, người xây dựng phải tiến hành xin thủ tục cấp phép từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là mẫu đơn trích từ Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng nhằm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành xây dựng nhà ở riêng lẻ theo nguyện vọng của mình (Ngoại trừ trường hợp các công trình, nhà ở không cần cấp giấy phép theo quy định của pháp luật).
>> Xem thêm: Những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Khi viết đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Kính gửi: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cụ thể là Bộ xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Tùy vào tính chất và loại công trình nhà đầu tư sẽ ghi rõ tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh của cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
– Thông tin chủ đầu tư: ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư hoặc người đại diện (nếu có).
– Thông tin công trình: Căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp khác về quyền sử dụng đất để ghi các thông tin về số lô đất, diện tích và địa chỉ xây dựng công trình.
– Nội dung đề nghị cấp phép:
– Cấp công trình: Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-BXD và khoản 2.1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BXD, công trình xây dựng được phân cấp theo quy mô kết cấu dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như: Chiều cao, số tầng, tổng diện tích sàn,… Trong đó, phổ biến nhất là chiều cao công trình: Nếu chiều cao ≤ 06 mét: Cấp công trình là cấp IV; Nếu chiều cao trên 06 mét và từ 28 mét trở xuống: Cấp công trình là cấp III.
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): Ghi rõ diện tích (m²) dự kiến xây dựng.
– Tổng diện tích sàn: Ghi diện tích (m²), trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum.
– Chiều cao công trình: Ghi tổng chiều cao nhà ở riêng lẻ, trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum.
– Số tầng: Ghi tổng số tầng, trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum.
Mẫu đơn xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
Thủ tục nộp đơn đề nghị cấp phép xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy vào tính chất của từng trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng mà thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép cũng khác nhau; trong đó không thể thiếu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Để xin cấp phép xây dựng thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cụ thể:
- Bộ phận một cửa cấp quận, huyện đối với công trình, nhà ở riêng lẻ mà giấy phép xây dựng Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện cấp.
- Bộ phận một cửa cấp tỉnh (trung tâm hành chính công) đối với công trình mà giấy phép xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ thì nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, tỉnh.
>> Xem thêm: Chủ sở hữu nhà ở được quy định như thế nào ?
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4: Trả kết quả
Sau đó bạn đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Bạn sẽ nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh
- Quy chuẩn nhà ở riêng lẻ