Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

by Thị Thảo Đào

Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Có nhiều trường hợp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau đây hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Nội Dung Chính

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC

Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là việc Nhà nước miễn hoặc giảm thuế TNDN phải nộp cho các đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp) thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình mà Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế, thu hút đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN

Có nhiều trường hợp thu nhập nằm ngoài phạm vi chịu thuế TNDN. Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và hướng dẫn bởi Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), các loại thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm 11 loại sau đây:

(1) Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

(2) Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

(3) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.

(4) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.

(5) Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

(6) Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

(7) Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

(8) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải.

(9) Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội;

Thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

(10) Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định Luật Hợp tác xã 2012.

(11) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Trường hợp được miễn thuế TNDN 2 năm

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP) thì miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).

Địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không bao gồm các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào vị trí thực tế của dự án đầu tư trên thực địa.

Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị. Ngoài ra, pháp luật còn quy định miễn thuế 4 năm đối với các trường hợp 

Trường hợp được miễn thuế TNDN  4 năm

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định:

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

  • Thu nhập của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

(2) Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Xem thêm:

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNDN nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là khái quát các quy định của pháp luật về các trường hợp miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết hơn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488