Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì?

by Vũ Khánh Huyền

Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ rất hữu ích với bạn đấy!

Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì?

Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì?

Thuế môn bài khi mở cửa hàng kinh doanh

–  Sau khi được cấp đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hay và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.thì cần phải tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài theo đúng quy định. Hộ kinh doanh mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm. Nếu được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Cửa hàng mới mở thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế.

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh như sau:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

Các trường hợp được miễn thuế môn bài:

–  Hộ kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất có doanh thu một năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

–  Hộ kinh doanh sản xuất muối; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định và tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

–  Cá nhân,nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.

>> Xem thêm: Hóa đơn bất hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?

Thuế giá trị gia tăng khi mở cửa hàng kinh doanh

– Theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và phải nộp thuế giá trị gia tăng.

– Theo khoản 25 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, cửa hàng kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống không chịu thuế giá trị gia tăng. Hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định.

– Số thuế giá trị gia tăng khi mở cửa hàng kinh doanh phải nộp tính được theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu cửa hàng; tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu theo từng hoạt động được quy định như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

+ Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT.

Thuế thu nhập cá nhân

Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì? Chắc chắn không thể thiếu thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được tính bằng tích doanh thu khoán trong kỳ tính thuế và Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.

– Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về hoá đơn, kế toán, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động, cá nhân không kinh doanh:

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%

– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ gắn với hàng hoá, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: 15%

– Hoạt động kinh doanh khác: 12%

Cách tính thuế GTGT: Với trường hợp hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, việc tính thuế TNCN:

+ Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ (%) thuế TNCN.

– Nếu cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Nếu cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.

Thời gian xác định doanh thu tính thuế và nộp thuế

– Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

– Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh(không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

– Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488