NÊN THÀNH LẬP CHI NHÁNH HAY ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

by Luật Đại Nam

Các doanh nghiệp có xu hướng muốn mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương án phổ biến nhất mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty.

NÊN THÀNH LẬP CHI NHÁNH HAY ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

NÊN THÀNH LẬP CHI NHÁNH HAY ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Phân biệt giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh?

-Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập hợp pháp, có con dấu, có tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp.

-Địa điểm kinh doanh là địa điểm cố định mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, không bao gồm cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ tạm thời và có thể khác trụ sở chính của doanh nghiệp.

=> Về cơ bản, chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều được đăng ký thành lập để kinh doanh các ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký trước đó và được cấp giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Để phân biệt được chi nhánh và địa điểm kinh doanh ta có thể dựa vào một số tiêu chí như sau:

Về phạm vi thành lập

Cả chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều có thể được đặt tại tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố khác với trụ sở chính của doanh nghiệp.

Về hoạt động kinh doanh

-Chi nhánh được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó 

-Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần còn địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký một số ngành nghề, không được đăng ký toàn bộ.chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền còn địa điểm kinh doanh chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh đã đăng ký và không thực hiện chức năng khác.

 Về con dấu

 Chi nhánh được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng còn địa điểm kinh doanh thì không có.

Về cách đặt tên:

Tên của chi nhánh phải bao gồm tên của doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Còn đối với địa điểm kinh doanh, tên của địa điểm không bắt buộc phải để tên của doanh nghiệp.

Về mã số thuế:

Chi nhánh có mã số thuế riêng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập còn địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng, thực hiện kê khai và nộp thuế theo mã số thuế của trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản hoặc theo mã số thuế phụ thuộc.

Về hạch toán thuế:

Địa điểm kinh doanh hoạch toán thuế phụ thuộc vào doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản còn chi nhánh thì có thể lựa chọn tự hạch toán hoặc hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh sử dụng mẫu hóa đơn của doanh nghiệp hoặc mẫu hóa đơn của chi nhánh chủ quản còn chi nhánh có thể sử dụng chung mẫu hóa đơn hoặc mẫu hóa đơn riêng so với doanh nghiệp.

Ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập chi nhánh

Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh

-Chủ động hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác trong nội bộ chi nhánh.

-Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành phố (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp) sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển. Đồng thời mang đến niềm tin, sự thuận lợi cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng.

-Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp;

-Được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty ký kết hợp đồng kinh tế (trong phạm vi ủy quyển của công ty).

-Có thể kê khai nộp thuế riêng như 1 đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh độc lập.

-Có thể chọn phương pháp kê khai thuế độc lập hoặc phụ thuộc, được phép mở hệ thống sổ sách kế toán để hạch toán riêng.

-Chi nhánh có quyền thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Nhược điểm của việc thành lập chi nhánh

-Thủ tục thành lập ban đầu – thủ tục đăng ký hoạt động phức tạp – tương đương thành lập một công ty mới.

-Phải đóng thuế môn bài hằng năm.

-Phải làm thủ tục quyết toán trước khi giải thể, thủ tục thay đổi cơ quan thuế khi thay đổi địa chỉ chi nhánh.

-Đối với chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.

-Hạch toán độc lập giúp doanh nghiệp dễ quản lý chi phí, chứng từ, phân tích lỗ lãi của doanh nghiệp và chi nhánh. Tuy nhiên nếu hạch toán độc lập cuối tháng doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế riêng cho doanh nghiệp và chi nhánh, các loại báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng, như vậy sẽ tăng lượng công việc của kế toán.

-Hạch toán phụ thuộc có ưu điểm giúp doanh nghiệp giảm thiểu một số công việc kế toán so với hình thức độc lập. Tuy nhiên sẽ khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.

Ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh

Ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh

-Dễ dàng trong việc mở địa điểm kinh doanh tại nhiều khu vực trong cùng tỉnh, thành phố có chi nhánh/trụ sở chính của doanh nghiệp, dể dàng đóng cửa hàng mà không tốn thiều chi phí và thủ tục như của Chi nhánh.

-Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên việc kê khai thuế cũng đơn giản hơn so với chi nhánh.

Nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh

-Không có quyền đăng ký con dấu riêng.

-Phải kê khai thuế phụ thuộc vào công ty/chi nhánh.

Hiện nay, sau khi thành lập địa điểm kinh doanh thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chưa được cấp mã số thuế cho địa điểm kinh doanh nên cũng gây ra khó khăn khi thực hiện các thủ tục thuế như thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố với công ty, chi nhánh.

Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh

Thành lập chi nhánh là lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp cần các yếu tố như:

-Thành lập một cơ sở kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề;

-Có thể ký hợp đồng kinh tế và xuất hóa đơn cho khách hàng;

-Chủ động trong hình thức hạch toán thuế.

Tiết kiệm chi phí vận chuyển, dễ dàng chăm sóc khách hàng, đối tác.

Không cần làm thủ tục cấp mã số thuế;

-Cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của doanh nghiệp.

-Tuy nhiên thủ tục thành lập, giải thể chi nhánh rất phức tạp, rắc rối hơn so với thủ tục thành lập, giải thể địa điểm kinh doanh và không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, tốn kém chi phí nhân sự, chi phí vận hành doanh nghiệp vì phải thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thuế, các quy định pháp luật khác.

-Địa điểm kinh doanh sẽ là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp mong muốn thành lập loại hình đáp ứng nhu cầu như:

Kinh doanh chuyên biệt 1 lĩnh vực, ngành, nghề.

-Thủ tục thành lập, hoạt động đơn giản;

-Thủ tục chấm dứt hoạt động làm nhanh khoảng 5-7 ngày làm việc.

-Tiết kiệm chi phí vận chuyển, dễ dàng chăm sóc khách hàng, đối tác.

-Giảm được một phần các nghĩa vụ liên quan đến thuế.

-Cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ có các hạn chế như: không được ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hạch toán hay kê khai thuế hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Đến với côn ty Luật Đại Nam khách hàng sẽ được Tư vấn cách đặt tên, địa chỉ trụ sở công ty, ngành nghề đăng ký, loại hình công ty

=> Tư vấn soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng tiến hành đăng ký kinh doanh, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

=> Tư vấn đăng ký mẫu dấu và đăng bố cáo điện tử về mẫu dấu

=> Mở tài khoản ngân hàng và thực hiện thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng

=> Đăng ký chữ ký số để thực hiện việc đăng ký và nộp tờ khai thuế điện tử

=> Treo biển công ty trong suốt quá trình hoạt động tại trụ sở chính

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488