Khi sử dụng lao động là người nước ngoài thì người sử dụng lao động vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định. Vậy người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng bảo hiểm gì? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc này cho quý bạn đọc !
Nội Dung Chính
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng bảo hiểm gì?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động là người nước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn/xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên ký với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Do đó, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu thuộc trường hợp quy định thì phải đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ của doanh nghiệp và đã đủ tuổi nghỉ hưu thì không bắt buộc phải tham gia BHXH.
>> Xem thêm: Khi xây dựng 05 bảng lương mới từ 1/7/2024, có còn lương cơ sở không?
Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2022, người lao động theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP (thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất hàng tháng với mức đóng bằng 8% tiền lương tháng.
Trường hợp người lao động không làm việc, không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì không đóng bảo hiểm cho tháng đó. Đồng thời, thời gian này không được tính vào thời gian được hưởng BHXH, trừ trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng BHXH bắt buộc đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Người sử dụng lao động nước ngoài hàng tháng phải đóng BHXH trên tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động với mức:
– 3% mức lương tháng vào quỹ ốm đau, thai sản.
– 14% mức lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Đồng thời, theo Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng BHYT được quy định: Người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5% (tính trên tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm).
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động với mức đóng là 0,5% quỹ tiền lương là căn cứ đóng BHXH (đối với doanh nghiệp hoạt động ngành nghề có nguy cơ cao tai nạn lao động, nếu đủ điều kiện thì có thể được đóng mức thấp hơn là 0,3%.
Như vậy, từ các quy định trên, mức đóng BHXH bắt buộc cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là:
Đối tượng |
Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT năm 2023 |
||||
BHXH |
BHYT
|
Tổng cộng |
|||
Quỹ hưu trí – tử tuất |
Quỹ ốm đau – thai sản |
Quỹ TNLĐ – BNN |
|||
Người lao động |
8% |
– |
– |
1,5% |
9,5% |
Người sử dụng lao động |
14% |
3% |
0,5% |
3% |
20,5% |
TỔNG |
30% |
Khi nào người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải tham gia BHXH?
Các trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không cần phải tham gia BHXH được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP bao gồm:
– Người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:
-
Là chủ sở hữu/thành viên góp vốn trong công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 03 tỷ đồng trở lên.
-
Là Chủ tịch HĐQT/thành viên HĐQT công ty cổ phần, mà giá trị góp vốn từ 03 tỷ đồng trở lên.
-
Di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ theo biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới: kinh doanh, xây dựng, phân phối, thông tin, môi trường, giáo dục, y tế, tài chính, du lịch, vận tải, văn hoá giải trí.
-
Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thông tin, báo chí ở Việt Nam.
-
Vào Việt Nam nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên môn kỹ thuật hoặc thực hiện nhiệm vụ khác phục vụ cho việc nghiên cứu, thẩm định, xây dựng, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức theo quy định hoặc thoả thuận tại các điều ước quốc tế đã ký kết giữa cơ quan thẩm quyền Việt Nam với nước ngoài.
-
Có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội.
-
Vào Việt Nam làm các vị trí quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật, chuyên gia có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần/năm.
-
Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam.
-
Người chịu trách nhiệm việc thành lập hiện diện thương mại.
-
Được cơ quan/tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam để giảng dạy/làm quản lý, giám đốc điều hành tại cơ sở giáo dịch mà cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài/tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập ở Việt Nam; cơ sở, tổ chức được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
-
Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu hoặc làm quản lý, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài/tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập ở Việt Nam.
-
Tình nguyện viên theo hình thức tự nguyện, không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao/tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
– Người lao động nước ngoài có hợp đồng với người sử dụng lao động tại Việt Nam với thời hạn dưới 01 năm.
– Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng bảo hiểm gì?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: