Người nước ngoài nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

by Hồ Hoa

Người nước ngoài nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Người nước ngoài nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Người nước ngoài nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2023

Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở

Căn cứ Điều 6 Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025) quy định cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có nhà ở hợp pháp theo điểm (2) sau đây có quyền sở hữu đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.

Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của chủ sở hữu theo quy định của Luật Nhà ở 2023.

Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2023, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023.

Cụ thể:

– Thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023).

– Thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023).

Người nước ngoài có những quyền gì khi là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 của Luật này có quyền của chủ sở hữu đối với nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu nhà ở theo đúng số lượng quy định tại Điều 19 của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 của Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 16 của Luật này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở;

c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;

đ) Trước khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền tặng cho hoặc bán nhà ở này cho đối tượng thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc tài sản công.

Trường hợp bên được tặng cho, mua nhà ở là đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này thì có quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

Như vậy, người nước ngoài có những quyền gì khi là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam có các quyền nêu trên.

Dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến nhà ở của Luật Đại Nam

  • Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đất (sổ đỏ);
  • Tư vấn thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Tư vấn về thủ tục tặng cho quyền sở hữu nhà;
  • Tư vấn về thế chấp quyền sở hữu nhà ở;
  • Tư vấn về soạn thảo, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng/mua bán, tặng cho,.. quyền sở hữu nhà;
  • Tư vấn tố cáo trong lĩnh vực đất đai;
  • Tư vấn đòi quyền sử dụng đất và nhà cho ở nhờ hoặc cho thuê hay trông coi hộ;
  • Tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý về nhà như: xóa nợ thuế, sang tên, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp nhà ở;
  • Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện các tranh chấp về nhà ở;
  • Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các tranh chấp nhà ở tại tòa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người nước ngoài nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488