Nguồn vốn của doanh nghiệp

by Vũ Khánh Huyền

Mỗi doanh nghiệp đều cần có vốn để thành lập, duy trì, vận hành và kinh doanh. Vậy nguồn vốn của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ đâu? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn là gì?

Nguồn vốn trong bảng cần cân đối kế toán là nguồn lực mà một công ty có thể sử dụng để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Nguồn vốn bao gồm tất cả các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, bao gồm tiền mặt, thiết bị, tài sản và hàng tồn kho. Ngoài ra, nguồn vốn còn bao gồm các khoản tiền khác mà công ty vay từ cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng hoặc chủ nợ.

Nguồn vốn gồm những gì? Phân loại nguồn vốn

Dựa trên định nghĩa nguồn vốn là gì, có thể dễ dàng phân biệt vốn thành hai nguồn là từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Cụ thể:

Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn này không phải một khoản nợ và doanh nghiệp không phải thực hiện thanh toán. Tùy vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao gồm 3 loại:

    • Vốn góp: Là số tiền do chủ sở hữu đóng góp ban đầu để thành lập công ty và thường được bổ sung trong quá trình hoạt động.
    • Lợi nhuận chưa phân phối: Là khoản lợi nhuận chưa phân phối được sử dụng cho bất kỳ hoạt động nào của đơn vị và được coi là vốn chủ sở hữu.
    • Vốn chủ sở hữu khác: Các khoản tiền được hình thành chủ yếu từ việc phân phối lợi nhuận, gồm: Các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, chênh lệch tỷ giá hối đoái, nguồn vốn đầu tư xây dựng,….

Nợ phải trả: Là các khoản vay hoặc vốn chiếm dụng của các tổ chức và cá nhân khác, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện thanh toán. Dựa trên thời hạn thanh toán, các khoản nợ có thể được chia thành:

      • Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.
      • Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn trên 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.

>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Các phương thức huy động nguồn vốn hiện nay

Ngày này, doanh nghiệp cần huy động vốn trong các trường hợp như ra mắt các sản phẩm mới, mở rộng quy mô, thay đổi lĩnh vực kinh doanh,…Dưới đây là một số phương thức huy động vốn phổ biến hiện nay:

Vốn góp ban đầu

Để có thể thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu, chủ đầu tư hoặc người sáng lập đều phải bỏ ra một khoản vốn nhất định để doanh nghiệp đủ điều kiện pháp lý. Số vốn này sẽ được xác định dựa trên quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Nguồn vốn này có ưu điểm là không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nhưng nhược điểm là thường hạn chế, chỉ chiếm khoảng 20% – 30% vốn của cả doanh nghiệp.

Nguồn vốn huy động từ lợi nhuận không chia

Khi doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận để phục vụ cho công tác tái đầu tư (không chia lãi cổ phần), lúc này các cổ đông sẽ có quyền sở hữu vốn cổ phần tăng lên thay vì được chia cổ tức. Hình thức này có ưu điểm là tác động rất lớn đến nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp, tạo cơ hội thu lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không sử dụng hiệu quả nguồn vốn này sẽ gây ra mâu thuẫn về quyền lợi giữa cổ đông và nhà quản lý, từ đó có thể làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu.

Huy động vốn phát từ việc phát hành cổ phiếu

Đây là hình thức huy động vốn lớn giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển nhanh, thực hiện được các dự án quy mô lớn cũng như nâng khả năng vay vốn. Đối với phương thức này doanh nghiệp không phải trả tiền gốc cũng như không bắt buộc trả cổ tức nếu không làm ăn có lãi (bởi cổ tức được tính dựa trên lợi nhuận sau thuế).

Huy động vốn từ tín dụng ngân hàng

Nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng luôn được coi là nguồn quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của riêng doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, lãi vay từ ngân hàng là chi phí của doanh nghiệp và giúp giảm một phần thuế thu nhập, vậy nên so với các nguồn vốn khác thì huy động tín dụng ngân hàng được coi là phương thức tối ưu nhất.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488