Những hỗ trợ từ Nhà nước và Chính phủ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

by Hồ Hoa

Thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Các chính sách hỗ trợ này dù đã đạt được những thành công nhất định nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn một số khó khăn, bất cập. Để phát huy hiệu quả vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế trong bối cảnh mới, cần đẩy mạnh hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với khu vực này. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu Những hỗ trợ từ Nhà nước và Chính phủ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa qua bài viết sau.

Những hỗ trợ từ Nhà nước và Chính phủ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Những hỗ trợ từ Nhà nước và Chính phủ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là tên gọi tắt của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được đánh giá theo tiêu chí về vốn, nguồn nhân công lao động và doanh thu sản phẩm. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỉ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỉ. Ở Việt Nam doanh nghiệp vừa là có từ 200 đến 300 nhân công lao động, từ 10 đến 20 người lao động là doanh nghiệp nhỏ và dưới 10 người được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được biết đến với tên SME, SMEs hay SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân sử dụng theo năm.

Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh. Hiện nay có tổng số 95% các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam hoạt động dưới mô hình này. Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể:

  • Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.
  • Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh và thay đổi phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.
  • Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
  • Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.

Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp trong một quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới. Với khả năng sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội hiện nay và tạo ra khối lượng công ăn việc làm lớn lên tới 65% cho người lao động trên toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tận dụng nhân công tại địa phương để sử dụng nhờ đó giải quyết rất nhiều bài toán nhân lực cho cơ quan nhà nước.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn khá hạn hẹn và thường không tiếp cận với nguồn vốn lớn từ các ngân hàng đầu tư. Điều này gây ra hạn chế trong việc đổi mới trang thiết bị và xúc tiến phát triển công việc cho các doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp nhỏ có sự cạnh tranh gắt gao với các công ty tập đoàn lớn cùng làm dịch vụ với nhau. Bởi vậy các doanh nghiệp nhỏ thường gặp thua thiệt trong việc chiếm lĩnh thị trường đặc biệt ở những khu vực nước ngoài.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại chứ không tập trung vào sản xuất và chế biến. Chủ yếu là các nghành nghề liên quan đến mua bán sản xuất đồ dùng các loại dịch vụ và phân bố hàng tiêu dùng.

Hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Về quan điểm xây dựng Luật

Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng theo quan điểm hỗ trợ theo quy mô mà đối tượng áp dụng là doanh nghiệp siêu nhỏ – nhỏ – vừa. Dự thảo Luật thiết kế theo hướng chỉ quy định nguyên tắc chung hoặc dẫn chiếu những nội dung hỗ trợ doanh nghiệp mà các luật khác đã quy định, để bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật.

 Đối với Việt Nam, lần đầu tiên ban hành luật hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không thể quy định cụ thể toàn bộ nội dung hỗ trợ, mà cần phải có các văn bản hướng dẫn dưới luật. Theo đó, Dự thảo Luật quy định các nội dung hỗ trợ gồm:

  • Hỗ trợ chung đối với tất cả các DNNVV bằng những hỗ trợ thiết yếu, như: tiếp cận vốn từ các ngân hàng, thuế, thuê mặt bằng sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp, đào tạo, thông tin, tư vấn, pháp lý…
  • Hỗ trợ cho một số đối tượng trọng tâm có tính chọn lọc, trọng điểm theo định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ của nền kinh tế, gồm: DNNVV được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Về đối tượng áp dụng

Với các hỗ trợ chung, tất cả các DNNVV đều được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện của Luật. Riêng với hỗ trợ mặt bằng sản xuất, vì phải sử dụng nguồn lực trực tiếp và phải dựa trên điều kiện cân đối ngân sách của từng địa phương, nên dự thảo Luật đã hạn chế đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ này. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đã quy định, DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài, DNNVV có vốn nhà nước không được áp dụng hỗ trợ về mặt bằng sản xuất tại Điều 11. Quy định như vậy vừa không vi phạm việc hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp, các quy định của các cam kết quốc tế về phân biệt đối xử, vừa thu hẹp đối tượng áp dụng nhằm tập trung nguồn lực để chính quyền địa phương dành cho DNNVV tư nhân trên địa bàn.

Về tiêu chí xác định DNNVV

Dự thảo Luật bỏ bảng xác định, phân loại DNNVV, bổ sung tiêu chí doanh thu và áp dụng đồng thời tiêu chí về lao động và tài chính (doanh thu hoặc tổng nguồn vốn); chỉnh sửa theo hướng quy định tiêu chí trần để xác định DNNVV. Việc quy định số lao động 200 người cũng được tham khảo theo tiêu chí hướng dẫn của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNDP. Việc bổ sung tiêu chí lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không chỉ thu hẹp đối tượng, mà còn thể hiện đúng nguyên tắc “Nhà nước chỉ hỗ trợ DNNVV tuân thủ các quy định pháp luật”.

Dự thảo Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và doanh nghiệp vừa trong từng ngành, lĩnh vực phù hợp trong từng thời kỳ để tạo sự ổn định của Luật. Trong các nghị định dưới luật sẽ hướng dẫn chi tiết việc xác định tiêu chí đóng BHXH của doanh nghiệp, khắc phục được trường hợp lợi dụng nêu trên.

Về hỗ trợ tiếp cận tín dụng

Dự thảo Luật đã tiếp thu bỏ các quy định mang tính áp đặt, can thiệp trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, không phù hợp nguyên tắc thị trường. Cụ thể là bỏ quy định về cung cấp khoản vay với lãi suất và thời hạn vay vốn phù hợp với khả năng thanh toán của DNNVV và tình hình tài chính của ngân hàng; điều chỉnh quy định trong từng thời kỳ, Chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù lãi suất để hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Dự thảo Luật quy định: Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng tăng cho vay đối với DNNVV; bổ sung quy định các tổ chức tín dụng cho vay đối với DNNVV dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác. Bên cạnh đó, dự thảo Luật bổ sung quy định khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm DNNVV.

Bên cạnh đó, để từng bước hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, dự thảo Luật đã bổ sung giao trách nhiệm cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm DNNVV.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định DNNVV được hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng thông qua các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ DNNVV để xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, minh bạch hoạt động của doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng.

Về các quỹ

Dự thảo Luật bỏ quy định về Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương. Hiện nay, dự thảo Luật chỉ quy định về ba quỹ, trong đó có hai quỹ đã được thành lập và hoạt động[3]. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của hai quỹ này còn hạn chế, vì vậy cần kiện toàn tổ chức và mô hình hoạt động để hỗ trợ DNNVV hiệu quả hơn. Cụ thể:

  • Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV: Dự thảo Luật đã tiếp thu, quy định một số nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của Quỹ, bảo đảm Quỹ có thể huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách, đồng thời hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong việc hỗ trợ các DNNVV tiếp cận được các nguồn vốn chính thức của các tổ chức tín dụng. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn kèm theo dự thảo Luật.
  • Quỹ phát triển DNNVV: Quỹ này được thành lập năm 2013 và thực hiện cho vay đối với DNNVV. Tuy nhiên, mô hình hoạt động của Quỹ còn mới, chưa có khung pháp lý cụ thể, rõ ràng, nên Quỹ mới thực hiện cho vay được rất ít. Với nguồn lực nhà nước có hạn và hướng tới sẽ hỗ trợ cho một số DNNVV trọng tâm, trọng điểm, dự thảo Luật đã điều chỉnh hoạt động của Quỹ theo hướng tập trung hỗ trợ các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị (đối với các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ hoạt động); Còn đối với các nguồn vốn tiếp nhận, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, thì sẽ hỗ trợ các DNNVV đáp ứng các điều kiện của Quỹ phù hợp pháp luật Việt Nam.
  • Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo: Để đạt được mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề lĩnh vực mới, dựa trên tri thức và đổi mới sáng tạo. Do đó, cần tạo ra khung pháp lý để khuyến khích các nguồn vốn chủ yếu của xã hội và tư nhân đầu tư cho các lĩnh vực này. Dự thảo Luật quy định về Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Đây là quỹ mới, thực chất là quỹ rủi ro mạo hiểm đã hoạt động thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc thành lập quỹ này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Dự thảo Luật quy định mang tính nguyên tắc, tạo hành lang pháp lý để thực hiện chủ trương xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ DNNVV, Quỹ này tập trung hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. Quy định của dự thảo Luật nhằm công nhận và khuyến khích khu vực tư nhân góp vốn hợp pháp thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của tư nhân để đầu tư, tài trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khởi nghiệp sáng tạo. Căn cứ khả năng ngân sách, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương không quá 30% tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Về hỗ trợ thuế, kế toán

Tại khoản 1 Điều 10, dự thảo Luật quy định DNNVV được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng bổ sung quy định doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện chế độ kế toán và các thủ tục hành chính thuế đơn giản tại khoản 2 Điều 10. Tuy nhiên, dự thảo Luật không quy định cụ thể về mức thuế, đối tượng và thời hạn cụ thể hỗ trợ thuế, thủ tục thuế và chế độ kế toán (giãn tần xuất kê khai thuế, mẫu kê khai đơn giản, liên thông tư vấn thuế và đại lý thuế…), mà chỉ tạo cơ sở pháp lý với những nguyên tắc chung để tiếp tục sửa đổi, bổ sung trong các luật liên quan, nhằm bảo đảm nguyên tắc thống nhất, đồng bộ trong pháp luật chuyên ngành về thuế, kế toán.

Dự thảo Luật quy định DNNVV được hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp, như vậy chỉ các doanh nghiệp có lợi nhuận mới được hưởng lợi trực tiếp từ quy định này. Như vậy, theo thống kê thực tế, thì chỉ có khoảng 50% DNNVV được hưởng chính sách này. Từ góc độ phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu, việc giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNVV là biện pháp hợp lý để nâng cao năng lực tài chính, khả năng sinh lời của các DNNVV và qua đó nâng cao tính bền vững và mức thu của nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong dài hạn.

Về hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Do doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp là doanh nghiệp lớn, đã được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, nên đã bỏ quy định về hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhóm doanh nghiệp này để tránh hỗ trợ trùng.

Dự thảo Luật đã tiếp thu, bổ sung quy định UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho các DNNVV tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn. Việc hỗ trợ được thực hiện thông qua việc nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp giảm giá cho thuê mặt bằng đối với DNNVV và số tiền giảm giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc từ nguồn hỗ trợ của ngân sách địa phương. Quy định như dự thảo Luật là nguyên tắc để tạo cơ chế cho cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương quyết định hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn, nhưng hỗ trợ này cũng có thời hạn tối đa 05 năm, thời hạn cụ thể do địa phương quyết định trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.

Ngoài ra, để các DNNVV vào được khu công nghiệp, khu công nghệ cao, thì cần điều chỉnh chia nhỏ diện tích cho thuê, đầu tư thêm chi phí xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao mới chiếm khoảng 50%. Việc tạo cơ chế linh hoạt cho DNNVV vào khu công nghiệp, khu công nghệ cao không phải là quy định bắt buộc, nhưng nếu được thực hiện sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Về hỗ trợ mở rộng thị trường    

DNNVV rất cần được hỗ trợ để cạnh tranh, tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Với năng lực và quy mô hạn chế, các DNNVV trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm ngay tại thị trường nội địa do nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài đang cạnh tranh quyết liệt mở rộng kênh phân phối bán buôn, bán lẻ theo chuỗi. Do đó, quy định như dự thảo Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ một số doanh nghiệp trong nước có tiềm lực, kinh nghiệm kinh doanh chuỗi bán buôn, bán lẻ hình thành, mở rộng và phát triển chuỗi phân phối sản phẩm để thúc đẩy sản xuất trong nước và khuyến khích tiêu thụ hàng hoá của DNNVV tại thị trường nội địa.

Dự thảo Luật cũng tiếp thu, bổ sung quy định điều kiện có ít nhất 80% DNNVV tham gia cung ứng cho chuỗi và nội dung các hỗ trợ; đồng thời quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật và giao Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn hỗ trợ DNNVV tham gia chuỗi phân phối sản phẩm. Tạo điều kiện cho DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những hỗ trợ từ Nhà nước và Chính phủ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488