Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

by Lê Quỳnh

Nguồn vốn là yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về vốn, về sự vận hành của nó trong nền kinh tế đóng vai trò tiên quyết cho sự phát triển của công ty đó. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định từ đó giúp bạn đọc có sự hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán.

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Như vậy, có thể hiểu rằng: vốn điều lệ là yếu tố cần để thành lập doanh nghiệp, là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Đặc điểm vốn điều lệ:

– Vốn điều lệ sẽ do thành viên, cổ đông cam kết trong một khoảng thời gian nhất định và là yếu tố bắt buộc để thành lập doanh nghiệp.

– Vốn điều lệ được hình thành có thể từ nhiều nguồn tài sản khác nhau.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn pháp định là gì?

Hiện nay, trong Luật doanh nghiệp 2020 đã không còn quy định cụ thể về định nghĩa về vốn pháp định. Tuy nhiên, có thể dựa vào quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 để hiểu về vốn pháp định như sau:

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

– Vốn pháp định sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh.

– Vốn pháp định được Cơ quan có thẩm quyền ấn định.

Đặc điểm của vốn pháp định

– Vốn pháp định áp dụng chỉ đối với một số ngành nghề nhất định.

– Vốn pháp định giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt tiềm lực kinh tế, từ đó phòng tránh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh.

– Khác với vốn góp, vốn pháp định sẽ là cơ sở để xác định mức vốn góp và vốn kinh doanh. Theo đó, vốn góp và vốn kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

– Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền cấp trước thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động và thành lập.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Để quý độc giả có sự phân biệt rõ ràng về vốn điều lệ và vốn pháp định Luật Đại Nam sẽ tổng hợp và đưa ra bảng so sánh như sau.

Tiêu chí Vốn điều lệ Vốn pháp định
Khái niệm Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005

Ví dụ: ngành nghề bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng (điểm c khoản 1 Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).

Cơ sở xác định – Phải đăng ký vốn điều lệ khi thành lập công ty bắt buộc .

– Có thể tăng hoặc giảm vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Không được thấp hơn so với mức vốn pháp định khi doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

– Pháp luật chuyên ngành sẽ quy định về vốn pháp định khi doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

– Vốn góp đăng ký phải tối thiểu bằng vốn pháp định nếu công ty dự định thành lập hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định thì.

Mức vốn – Không có quy định của pháp luật về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp.

 

Mức vốn pháp định là cố định với từng ngành nghề kinh doanh.

 

Ký quỹ Không yêu cầu. Phải ký quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong một số trường hợp.
Thời hạn góp vốn Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng đủ.
Sự thay đổi vốn trong quá trình hoạt động Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy vào tình hình doanh nghiệp. – Vốn pháp định là cố định và được xác định theo ngành, nghề kinh doanh cụ thể.
Ý nghĩa pháp lý – Là căn cứ để doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động kinh doanh sau khi thành lập.

– Là phương thức giúp doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy rằng mình đủ khả năng kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực.

– Là cơ sở giúp doanh nghiệp bảo đảm an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và đối tác khi tham gia giao dịch.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề làm sao để “phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định” do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488