Phạt chậm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Phạt chậm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

by Trương Mỹ Linh

Trong hệ thống pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam, việc nộp quyết toán đúng hạn là một trách nhiệm quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được điều này do nhiều lý do khác nhau. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc chậm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là bị áp phạt. Bài viết này Luật Đại Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phạt chậm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

phạt chậm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

phạt chậm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, được áp dụng trực tiếp lên thu nhập của các doanh nghiệp. Điều này bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, và các nguồn thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Trước khi tính thuế TNDN, doanh nghiệp được phép trừ đi các khoản chi phí hợp lý để tính thuế trên phần thu nhập ròng.

Thuế TNDN đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, nó còn là một công cụ để điều chỉnh phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển của các ngành hoặc loại hàng hoá cụ thể.

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Quyết toán thuế TNDN là việc kê khai tổng số thuế cần nộp cho cơ quan thuế bao gồm: khai quyết toán thuế năm, khai trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu để cơ quan thuế đưa ra quyết định quyết toán đến doanh nghiệp với mục đích truy thu thuế TNDN.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế hàng năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nằm trong trường hợp sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu thì chậm nhất là 45 ngày tính từ ngày có quyết định vấn đề thay đổi của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kinh doanh trừ hộ gia đình vừa và nhỏ đều phải thực hiện quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế. Thuế GTGT được quyết toán theo năm dương lịch, nộp chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế.

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi quyết toán thuế?

Vào mỗi kỳ quyết toán thuế, doanh nghiệp sẽ phải kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ quyết toán thuế hỗ trợ hoặc tự nộp thuế. Sau đây là những chứng từ kế toán cần chuẩn bị khi quyết toán thuế:

  • Tờ khai thuế GTGT đã nộp hàng tháng
  • Chứng từ, hóa đơn mua vào, bán ra kèm với các tờ khai đã nộp
  • Những giấy tờ nộp tiền thu
  • Quyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/KK
  • Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN
  • Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh
  • Sổ chi tiết các tài khoản liên quan
  • Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bố CCD
  • Biên bản đối chiếu công nợ các năm
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả

Mức phạt chậm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

STT

Hành vi vi phạm

Hình thức xử phạt

Căn cứ pháp lý

1

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01-05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. Phạt cảnh cáo. Khoản 1 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

2

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01-30 ngày, trừ trường hợp (1). Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng. Khoản 2 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

3

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31-60 ngày. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng. Khoản 3 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

4

– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61-90 ngày;

– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

– Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

– Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 8.000.000 đến 15.000.000 đồng. Khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

5

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế

Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11,5 triệu đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng. Khoản 5 Điều 13 Nghị định 125.

Biện pháp khắc phục hậu quả

– Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại (1), (2), (3), (4) và (5) trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế.

– Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo đối với hành vi:

  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
  • Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn (theo khoản 4 Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Công văn 636/TCT-DNNCN).

Liên hệ với Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 4961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488