Quảng cáo khám chữa bệnh cần điều kiện gì ?

by Vũ Khánh Huyền

Ngày nay, chúng ta rất dễ bắt gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng hình ảnh quảng cáo khám chữa bệnh, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ thì việc sử dụng mạng internet để thực hiện quảng cáo lại càng trở nên phổ biến hơn bao giờ. Tuy nhiên, chính vì nền tảng quảng cáo rộng dẫn đến việc quảng cáo tràn lan, quảng cáo không đúng chuyên môn…dẫn đến nhiều hệ lụy. Vậy liệu nhà nước có quy định gì về việc quảng cáo khám chữa bệnh hay không? Có cần đáp ứng điều kiện gì khi thực hiện quảng cáo hay nếu quảng cáo sai lệch thì có bị xử phạt không? Bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về hoạt động quảng cáo khám chữa bệnh cần những điều kiện gì?

Quảng cáo khám chữa bệnh cần điều kiện gì ?

Quảng cáo khám chữa bệnh cần điều kiện gì ?

Quảng cáo khám chữa bệnh là gì?

Quảng cáo là một thuật ngữ quen thuộc mà gần như ai cũng biết đến nó. Quảng cáo luôn gần gũi và tồn tại xung quanh chúng ta, dù bạn là khách hàng hay người làm kinh doanh thì mỗi ngày bạn vẫn đang tiếp xúc với vô vàng quảng cáo. Quảng cáo mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Vậy quảng cáo là gì?

Theo khoản 1 điều 2 VBHN số 47 năm 2018 quy định : “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Khám chữa bệnh có cần phải quảng cáo không? Tại sao?

Như chúng ta biết, hầu hết trong các lĩnh vực kinh doanh thì đều xuất hiện hoạt động quảng cáo. Việc thực hiện hoạt động này nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Và đối với dịch vụ khám chữa bệnh cũng vậy, để việc kinh doanh phát đạt hơn thì việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút người đến khám chữa bệnh.

Thực hiện quảng cáo để phát triển, đây là điểm chung đa số doanh nghiệp hiện nay. Nếu có hoạt quảng cáo tốt, tạo ra được những chiến dịch quảng cáo đặc sắc sẽ giúp cho các cơ sở khám chữa bệnh tìm thấy được thật nhiều khách hàng.

>> Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thuốc

Quy định quảng cáo khám chữa bệnh

Mặc dù hoạt động quảng cáo khám chữa bệnh hiện nay thực hiện khá dễ dàng, tuy nhiên để việc quảng cáo hợp pháp thì cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật về quảng cáo.

Căn cứ theo Điểm e khoản 4 Điều 20 Luật Quảng Cáo 2012 quy định: “Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật

Như vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện hoạt động quảng cáo hợp pháp là tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh cần phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo đúng quy định. Việc quy định như vậy để tránh những trường hợp không có tay nghề, tay nghề kém, không được đào tạo…thực hiện nhiều cách thức để quảng cáo và thu hút khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho cả người thực hiện dịch vụ và khách hàng.

Tiếp theo, pháp luật hiện hành còn quy định về nội dung quảng cáo tại Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP  như sau: 

1. Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

2. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;

b) Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.

Việc quy định nội dung quảng cáo như vậy để tránh việc quảng cáo tràn lan, quảng cáo sai sự thật dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường, đặc biệt đối với ngành nghề khám chữa bệnh thì nội dung quảng cáo càng cần phải quy định chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó, Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ bởi Điều 5 Nghị định 123/2018/NĐ-CP) còn quy định:

1. Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

2. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận theo quy định.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Như vậy, có thể thấy đối với hoạt động quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật; và chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Quảng cáo khám chữa bệnh cần điều kiện gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Nghiên cứu, xây dựng quy định quảng cáo cho trẻ em tại Dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo

Danh sách những từ bị cấm khi quảng cáo thuốc

Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488