Giải thể hộ kinh doanh là hoạt động được pháp luật quy định nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích tốt nhất cho chủ hộ kinh doanh trong trường hợp hoạt động không hiệu quả. Để thực hiện giải thể hộ kinh doanh đúng quy định, cần có các kiến thức pháp lý cơ bản liên quan đến giải thể hộ kinh doanh. Thông qua bài viết này, Luật Đại Nam đem đến cho Quý độc giả các thông tin pháp lý hữu ích liên quan đến pháp luật về giải thể hộ kinh doanh.
Nội Dung Chính
Thế nào là giải thể hộ kinh doanh
Giải thể hộ kinh doanh là một trong những quy định bắt buộc nhằm xác định và loại bỏ các nghĩa vụ về thuế đã phát sinh trong quá trình kinh doanh. Giải thể hộ kinh doanh là trường hợp hộ kinh doanh chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại pháp lý, đồng thời chấm dứt các nghĩa vụ tài chính, pháp lý đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua quá trình thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước theo đúng quy định pháp luật.
Hệ quả pháp lý của việc giải thể hộ kinh doanh
Khi hoàn tất các thủ tục giải thể hộ kinh doanh sẽ phát sinh các hậu quả pháp lý như sau:
- Thứ nhất, hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động trên thị trường;
- Thứ hai, thông tin pháp lý liên quan đến hộ kinh doanh sẽ được xóa/cập nhật chấm dứt trên các trang thông tin quốc gia liên quan;
- Thứ ba, hộ kinh doanh chấm dứt mọi nghĩa vụ thuế, phí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Hướng dẫn kê khai thuế hộ kinh doanh trên HTKK
Trình tự, thủ tục giải thể hộ kinh doanh
Căn cứ theo Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục giải thể hộ kinh doanh như sau:
Bước 1: Khi tiến hành giải thể hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi 01 bộ hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký tiếp nhận hồ sơ.
– Trong trường hợp, hồ sơ hợp lệ hộ kinh doanh nhận thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh từ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải đưa ra thông báo bằng văn bản về nêu rõ các lý do.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP khi thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh cần lưu ý rằng: Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, trong đó: nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.
Thời gian giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ thời gian nộp hồ sơ hợp lệ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chủ thể có thẩm quyền giải thể hộ kinh doanh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau: “Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh”.
Theo đó, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là chủ thể có thẩm quyền xem xét và quyết định về việc giải thể hộ kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
- Áp dụng phương pháp giải quyết thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong hoạt động doanh nghiệp;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp đến hoạt động doanh nghiệp ;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp doanh nghiệp;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định của pháp luật về giải thể hộ kinh doanh“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: