Quy định của pháp luật về kinh doanh khai thác cảng biển

by Vũ Khánh Huyền

Nhu cầu kinh doanh khai thác cảng biển ở Việt Nam là rất lớn và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu này, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, việc tuân thủ các quy định pháp luật và chú trọng đến các yếu tố bền vững và bảo vệ môi trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và lâu dài trong lĩnh vực này. Dưới đây Luật Đại Nam sẽ nêu rõ hơn về vấn đề này!

Quy định của pháp luật về kinh doanh khai thác cảng biển

Quy định của pháp luật về kinh doanh khai thác cảng biển

Kinh doanh khai thác cảng biển là gì? 

Đây là hoạt động tổ chức, quản lý và vận hành các cảng biển nhằm cung cấp các dịch vụ liên quan đến bốc dỡ hàng hóa, hành khách, lưu trữ hàng hóa, cung ứng nhiên liệu, nước ngọt, lương thực và các dịch vụ hậu cần khác. Đây là một phần quan trọng của ngành logistics và vận tải biển, đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

>> Xem thêm: Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu

Làm thế nào để kinh doanh khai thác cảng biển? 

Để khai thác cảng biển, doanh nghiệp cần thực hiện các bước cơ bản sau:

  • Nghiên cứu thị trường: Phân tích nhu cầu, khả năng cạnh tranh và cơ hội trong ngành.
  • Lập kế hoạch kinh doanh: Xác định mục tiêu, nguồn lực cần thiết và kế hoạch thực hiện.
  • Đăng ký kinh doanh: Thành lập công ty và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận.

Điều kiện để kinh doanh khai thác cảng biển

Căn cứ Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển:

  • Điều kiện của doanh nghiệp: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
  • Về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định.
  • Về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code).
  • Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
  • Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.
  • Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
  • Điều kiện về bảo vệ môi trường: Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”

Thủ tục thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển 

Căn cứ điều 2 Nghị định 69/2022/NĐ-CP thì Thủ tục thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách các chức danh và hợp đồng lao động kèm theo bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính các văn bằng, chứng chỉ theo chức danh quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
  • Bản chính hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Phương án khai thác cảng biển của doanh nghiệp cảng.”
  • Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng cách gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ.

  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến doanh nghiệp cảng; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

  • Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận

Nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện và hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định của pháp luật về kinh doanh khai thác cảng biển”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488