Nếu tìm hiểu và để ý kỹ, bạn sẽ nhận thấy, bất cứ loại bằng lái xe ô tô nào cũng được gia hạn thời hạn sử dụng của nó tùy thuộc vào từng loại bằng cụ thể, chẳng hạn như bằng b1, b2 thì hạn sử dụng là 10 năm. Tuy nhiên, do công việc bận rộn nhiều người quên mất không đi gia hạn bằng lái và gặp phải tình trạng bằng quá hạn 3 tháng. Trong những trường hợp này, bạn không biết nên làm như thế nào, bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp về Quy định đổi bằng lái xe ô tô !
Nội Dung Chính
Đổi bằng lái xe quá hạn 3 tháng như thế nào?
Bất cứ bằng lái xe ô tô nào, nếu đã hết thời hạn sử dụng đều phải thực hiện đổi bằng lái xe ô tô đã hết hạn, và bất cứ lúc nào nếu bị Cảnh sát Giao thông dừng xe, kiểm tra, bạn vẫn bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định, thậm chí, số tiền đó có thể tăng lên gấp 10 số tiền trên nếu thời hạn quá 6 tháng hoặc 1 năm.
Với bằng lái xe ô tô hết hạn 3 tháng, nếu có nhu cầu được cấp sang bằng mới, bạn phải thực hiện thủ tục giấy tờ hồ sơ như quy định, đóng lệ phí và đặc biệt phải tham gia thi lại lý thuyết lái xe ô tô như được yêu cầu.
Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô hết hạn 3 tháng
Đối với mỗi loại bằng lái xe khác nhau thì thủ tục đổi bằng lái xe ô tô đã hết hạn cũng khá nhau. Hồ sơ phải do người lái xe lập, gửi trực tiếp tại Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, bao gồm nhũng giấy tờ như:
- Đơn đề nghị đổi GPLX (Theo mẫu quy định)
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (mẫu quy định hiện hành của Bộ Y tế);
- Bản sao chụp GPLX;
- 02 ảnh màu cỡ 3×4 kiểu chứng minh thư, nền ảnh màu xanh;
- Chụp ảnh trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
Khi nộp hồ sơ thủ tục đề nghị đổi GPLX, phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu. Và thông thường, chi phí đổi bằng lái xe hết hạn sẽ cao hơn so với những trường hợp chuyển đổi khác, ngoài ra, bạn cũng phải đóng phí để được tham gia thi lại lý thuyết.
>> Xem thêm: Thủ tục cấp lại bằng lái xe máy: Cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Thời hạn của bằng lái xe
Hiện nay, theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe có thời hạn như sau:
Stt |
Giấy phép lái xe |
Loại xe |
Thời hạn |
1 |
Hạng A1 |
Xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 | Vô thời hạn |
Xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật | |||
2 |
Hạng A2 |
Xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 | |
3 |
Hạng A3 |
Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự | |
4 |
Hạng A4 |
Các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1 tấn | 10 năm, kể từ ngày cấp |
5 |
Hạng B1 |
Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe | Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam)
Lái xe trên 45 tuổi (đối với nữ) và trên 50 tuổi (đối với nam) thì GPLX có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp |
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn | |||
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn | |||
5 |
Hạng B1 (số tự động) |
Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe | |
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn | |||
Ô tô dùng cho người khuyết tật | |||
6 |
Hạng B2 |
Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn | 10 năm, kể từ ngày cấp |
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 | |||
7 |
Hạng C |
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên | 05 năm, kể từ ngày cấp |
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên | |||
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 | |||
8 |
Hạng D |
Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe | |
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C | |||
9 |
Hạng E |
Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi | |
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D | |||
10 |
Hạng FB2 |
Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2 | |
11 |
Hạng FC |
Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2 | |
12 |
Hạng FD |
Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2 | |
13 |
Hạng FE |
Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD |
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định đổi bằng lái xe ô tô“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn
- Chủ thể nào tham gia tranh chấp trái phiếu ?
- Tranh chấp trái phiếu là gì ?