Quy định pháp luật về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

by Vũ Khánh Huyền

Đánh bắt thủy hải sản là nghề truyền thống lâu đời của ngư dân Việt Nam. Hoạt động ngư nghiệp sao cho hiệu quả bền vững và lâu dài cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật của Việt Nam cũng như quốc tế đảm bảo giữ gìn và phát huy những lợi thế của quốc gia ven biển. Vậy thực trạng kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản hiện hành ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời!

Quy định pháp luật về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

Quy định pháp luật về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản

Khái niệm hoạt động đánh bắt hải sản

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể giải thích khái niệm hoạt động đánh bắt hải sản là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, hoạt động đánh bắt hải sản là việc thực hiện khai thác nguồn lợi hải sản trên biển thông qua việc sử dụng ngư cụ, tàu thuyền và trang thiết bị trên tàu .

Quản lý Vùng khai thác thủy sản

Việc quản lý vùng khai thác thuỷ sản được quy định tại Điều 48 Luật Thuỷ sản 2017 như sau:

-Chính phủ quy định vùng biển khai thác thủy sản bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng

và vùng khơi; hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý khai thác thủy sản tại vùng khơi.

-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng và khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn.

Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển  

Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được quy định tại Điều 49 Luật Thuỷ sản 2017 như sau:

-Căn cứ xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển bao gồm:

+ Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;

+ Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;

+ Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;

+ Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;

+ Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ các yếu tố trên và sản lượng cho phép khai thác theo loài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định loài được quy định tại điểm này.

– Trên cơ sở căn cứ xác định  hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Trên cơ sở căn cứ xác định  hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.

– Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần. Trong trường hợp có biến động về nguồn lợi thủy sản trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề, điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh sản lượng cho phép khai thác theo loài.

>> Xem thêm: Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu

Trường hợp kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản cần phải xin cấp Giấy phép

Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản. (Theo Khoản 1 Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017)

Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản

Căn cứ Khoản 2 Điều Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017 quy định điều kiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản như sau:

-Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;

– Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

– Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

– Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

-Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;

– Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

-Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác; Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm; Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ; Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Quy định pháp luật về kinh doanh hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Quy định pháp luật về thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận về an ninh, trật tự khi mở tiệm cầm đồ

Quy định của pháp luật về kinh doanh khai thác cảng biển

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488