Bệnh viện là nơi tập trung rất đông người từ các y bác sĩ đến bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… Đối với những người bệnh thì việc di chuyển, đi lại vô cùng khó khăn. Vì vậy công tác và quy định phòng cháy chữa cháy tại bệnh viện vô cùng nghiêm ngặt. Như vậy chúng sẽ giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra cháy nổ cũng như giảm được những thiệt hại về tài sản và người khi có hỏa hoạn. Dưới đây là quy định phòng cháy chữa cháy trong bệnh viện mà bạn cần biết do Luật Đại Nam gửi đến bạn đọc.
Nội Dung Chính
Quy định phòng cháy chữa cháy trong bệnh viện
Tại khoản 1 điều 7 của nghị định 79/2014/NĐ-CP đã quy định phòng cháy chữa cháy trong bệnh viện có trên 21 giường bệnh cần tuân thủ những điều sau:
- Mỗi một bệnh viện, cơ sở cần có quy định, nội quy cũng như những sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy; biển báo; biển cấm; biển chỉ dẫn thoát hiểm khi có hỏa hoạn dựa trên những thiết kế kiến trúc của từng bệnh viện nhất định.
- Nhiệm vụ phòng cháy trong khu vực phải có phân công trách nhiệm nhất định cũng như quy định cụ thể.
- Hệ thống chống sét, chống tĩnh điện hay các hệ thống điện, các thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt và các loại chất dễ cháy nổ cần được tuân thủ quy định, tiêu chuẩn đã ban hành.
- Cần phải có đội ngũ nhân viên đã được tập huấn qua công tác phòng cháy và chữa cháy. Những nhân viên này được sắp xếp xen kẽ, phải luôn thường trực để phòng trường hợp xảy ra hỏa hoạn có thể xử lý kịp thời.
- Tại các bệnh viện từ nhỏ đến lớn, chỉ cần từ 3 tầng trở lên đều phải trang bị thang máy chữa cháy. Như vậy sẽ giúp đảm bảo được quá trình sơ tán bệnh nhân an toàn, nhanh chóng hơn.
- Các phương án về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn phải được cơ quan chứng năng phê duyệt.
- Bệnh viện phải đảm bảo thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn phòng cháy chữa cháy ít nhất 1 năm/lần.
- Các thiết bị phòng cháy chữa cháy và hệ thống chữa cháy đều cần được bộ Công an chứng nhận đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy trình.
- Bệnh viện cần phải có văn bản phê duyệt thiết kế và nghiệm phòng cháy chữa cháy theo quy định của nghị định 79/2014.
- Các hệ thống báo cháy được lắp ráp cần được kiểm tra định kỳ và hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy phải được theo dõi theo quy định.
- Công trình bệnh viện cần phải đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc như: bậc chịu lửa công trình, khoảng cách ngăn chống cháy lan, chống cháy…
>> Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy gọi số nào?
Một vài điều cần lưu ý cho công tác phòng cháy chữa cháy tại bệnh viện
- Các cơ sở bệnh viện không được bố trí hoặc sắp xếp các hoàng hóa, giường đẩy, các thiết bị tiêu thụ điện gần hoặc cản lối thoát hiểm.
- Các hàng hóa dễ cháy nổ không được để gần hoặc ở dưới chân, buồng cầu thang.
- Đèn chiếu sáng ở các cửa thoát hiểm thoát nạn luôn được kiểm tra định kỳ cũng như nguồn điện dự phòng khi có sự cố hỏa hoạn.
- Đối với các loại phim X-quang hoặc các hóa chất dễ cháy nổ cần được lưu trữ ở khu vực riêng biệt của bệnh viện. Tuyệt đối không để các loại hóa chất này cùng khu vực với khu điều trị nội trú của bệnh viện.
- Các khu vực có đặt máy biến áp, máy phát điện cần được bố trí ở những nơi ngăn chặn cháy nổ riêng biệt.
- Các khu khám chữa bệnh và khu kỹ thuật nghiệp vụ cần được quan tâm kỹ đến các thiết bị làm lạnh, kho lạnh cũng như hệ thống oxy đến giường bệnh đều cần phải nghiêm túc chấp hành quy định.
- Tại các phòng chụp X-quang cần đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận; hệ thống san nền của phòng chụp đều phải có biện pháp chống tia phóng xạ; máy X-quang không được bố trí tại phòng sinh hoạt nếu không có vỏ an toàn. Cuối cùng khi chiếu chụp phải cách ít nhất 6m để đảm bảo sức khỏe cho người đi chụp và người chụp.
- Các vật liệu chống cháy nên được đặt chèn giữa các đường ống kỹ thuật cũng như lắp van ngăn lửa.
- Nếu có điều kiện về cơ sở vật chất, bệnh viện nên sử dụng hệ thống báo cháy địa điểm thông minh. Như vậy, đội ngũ phòng cháy chữa cháy sẽ đến kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
- Ngoài ra, bệnh viện còn có thể lắp hệ thống tự động vào các hệ thống thông gió, báo cháy, loa thanh báo cháy… để hướng dẫn người trong bệnh viện khi có hỏa hoạn. Giảm thiểu tình trạng chen lấy, xô đẩy.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định phòng cháy chữa cháy trong bệnh viện“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Quy định về PCCC hộ kinh doanh
Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) quy định như thế nào ?
Quy định về PCCC đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh