Trong môi trường giáo dục, việc đảm bảo an toàn cho học sinh và nhân viên là nhiệm vụ không thể xem nhẹ. Bài viết này của Luật Đại Nam sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy định về phòng cháy chữa cháy trong trường học mà mọi trường học cần triển khai, để mọi cơ sở giáo dục nâng cao sự an toàn cho môi trường học đường.
Nội Dung Chính
Nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ cao trong trường học.
Các trường học hiện tại trên địa bàn cả nước, có nhiều trường có lối ra vào vẫn còn khá chật hẹp, không đảm bảo cho việc thoát nạn khẩn cấp, không có bể chứa nước phục vụ chữa cháy, hoặc có nhưng để không, khi có cháy xe chữa cháy không hút được nước. Thâm chí, một số trường có các dãy nhà từ 2 – 3 tầng nhưng chỉ có duy nhất 1 cầu thang thoát nạn.
Một số bất cập có thể kể thêm hiện nay:
– Số lượng học sinh của đại đa số các trường đang quá tải so với quy định về diện tích.
– Khi có sự cố bất ngờ hoặc xảy ra cháy dễ dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy gây tai nạn thương tích.
– Hệ thống điện, dây dẫn còn chưa được lắp theo đúng quy định, khá sơ sài.
– Nhiều thiết bị điện được lắp vô tội vạ, chưa được kiểm soát, dẫn đến nguy cơ quá tải, chập cháy cao.
– Việc trang bị phương tiện, thiết bị PCCC còn chưa được quan tâm (trang bị sơ sài, thiếu, không đúng chủng loại và số lượng).
– Đặc biệt tại các trường mầm non/bán trú sử dụng gas nhưng chưa quan tâm nhiều về nguyên tắc an toàn PCCC
– Việc bảo quản, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra PCCC không thường xuyên,…
Quy định phòng cháy chữa cháy trong trường học
Tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ, trường học đều thuộc các diện quản lý như sau: PHỤ LỤC I,II,III,IV,V
✓ (PHỤ LỤC I) DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m³ trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m³ trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m³ trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m³ trở lên.
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m³ trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích từ 2.000 m³ trở lên; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 1.000 m³ trở lên.
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có dưới 100 cháu và có tổng khối tích dưới 1.000 m³; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 2.000 m³; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có khối tích dưới 1.000 m³.
✓ (PHỤ LỤC V) DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m³ trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m³ trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m³ trở lên.
>> Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy gọi số nào?
Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ trong trường học
- Khi phát hiện cháy, hãy ngay lập tức sử dụng chuông báo cháy, còi, loa phóng thanh hoặc bất kỳ phương tiện thông báo nào khác, đồng thời ngắt toàn bộ nguồn điện tại trường học.
- Tận dụng mọi thiết bị phòng cháy chữa cháy sẵn có và kích hoạt đội ứng phó cháy tại chỗ để kiểm soát ngọn lửa.
- Hiểu rõ tình hình và mức độ nguy hiểm của đám cháy để áp dụng các giải pháp chữa cháy hiệu quả.
- Duy trì sự bình tĩnh của học sinh, đảm bảo việc sơ tán diễn ra một cách trật tự, tránh tạo ra hoảng loạn. Hướng dẫn rõ ràng về cách tránh khói và khí độc.
- Hướng dẫn học sinh cần phải rời khỏi khu vực nguy hiểm ngay khi nghe thấy báo động, bỏ qua mọi hoạt động đang thực hiện và không mang theo đồ dùng cá nhân.
- Trong trường hợp không gặp lửa hoặc khói, nhanh chóng rời khỏi tòa nhà và đóng cửa lại nhưng không khóa cửa.
- Trước khi mở cửa thoát hiểm, hãy kiểm tra nhiệt độ cửa bằng cách chạm tay vào. Nếu cửa nóng, không nên mở vì có nguy cơ lửa bùng phát.
- Khi phải di chuyển qua khu vực đầy khói, hãy cúi người hoặc bò sát mặt đất để tránh hít phải khói độc.
- Nếu không thể ra ngoài, hãy cách ly mình bằng cách đóng chặt cửa và dùng vải ướt để ngăn khói lùa vào. Che miệng và mũi bằng vải ẩm để hạn chế hít phải khí độc.
- Nếu mắc kẹt, hãy mở cửa sổ và sử dụng quần áo sáng màu để làm dấu hiệu cầu cứu, tránh nhảy ra khỏi cửa sổ nếu không có sự hỗ trợ.
- Nếu cần phải vượt qua lửa, làm ướt quần áo và sử dụng vật liệu cotton ướt để bảo vệ.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định phòng cháy chữa cháy trong trường học“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Quy định về PCCC hộ kinh doanh
Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) quy định như thế nào ?
Quy định về PCCC đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh