Quy định về nhà ở thương mại

by Vũ Khánh Huyền

Hiện nay, hoạt động tạo lập nhà ở của cá nhân, tổ chức ngày càng sôi động, khẩn thiết hơn thông qua nhiều phương thức. Trong đó có hình thức mua bán nhà ở thương mại là căn cứ phổ biến để xác lập quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân và các chủ thể khác. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ mang đến thông tin cho quý bạn đọc Quy định về nhà ở thương mại.

Quy định về nhà ở thương mại

Quy định về nhà ở thương mại

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2023

Nhà ở thương mại là gì ?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật nhà ở quy định nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân. Nhà ở được sử dụng vào mục đích để ở và mục đích không phải để ở mà pháp luật không cấm là nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp.

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật nhà ở là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê mua, cho thuê theo cơ chế thị trường. Nhà ở thương mại là nhà ở do các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển để bán, cho thuê theo nhu cầu của thị trường. Không giống với các loại nhà ở khác, nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng là để kinh doanh (mua bán, cho thuê) nhằm mục đích lợi nhuận. Tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư khi bỏ vốn ra đầu tư phát triển nhà ở thương mại, nếu không xuất phát từ mục tiêu đó nhà ở được tạo lập sẽ không được gọi là nhà ở thương mại mà sẽ được gọi với một tên khác. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế phát triển nhà ở thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở và chất lượng nhà ở ngày càng cao của nhân dân.

Vì thế, việc mua chung cư thương mại là không giới hạn đối tượng người mua, tùy theo nhu cầu và túi tiền. Chính vì giá thành hợp lý và chính sách ngân hàng linh hoạt mà nhà ở thương mại, chung cư thương mại luôn là sự lựa chọn cho nhiều hộ gia đình.

>> Xem thêm: Những quy định về thu hồi đất đai năm 2023

Đặc điểm của nhà ở thương mại

Với nhu cầu sở hữu chỗ ở riêng, đặc biệt đối với các gia đình trẻ lập nghiệp tại các thành phố lớn nhu cầu này lại càng nhiều. Do đó câu hỏi có nên mua nhà ở thương mại hay không đang là câu hỏi của nhiều người. Vậy để biết có nên mua nhà ở thương mại hay không chúng ta hãy đi tìm hiểu đặc điểm của loại hình này:

Diện tích đa dạng: Do nhu cầu sử dụng khác nhau, nên để bán/cho thuê dễ dàng, các dự án nhà ở thương mại những năm gần đây được các chủ đầu tư xây dựng với diện tích đa dạng, phù hợp với nhiều gia đình với số lượng người khác nhau.

Tiện ích đồng bộ: Không chỉ cung cấp nơi ở, nhu cầu về tiện ích cũng ngày càng tăng cao, kéo theo đó là không gian sống của các khu chung cư cũng dần dần có đầy đủ các tiện ích từ mua sắm, thể thao, vui chơi,…

Vị trí thuận tiện: Do mô hình chung cư vừa tiết kiệm diện tích đất lại cung cấp chỗ ở hiện đại, tiện nghi lại có giá thành vừa phải, nên loại hình chung cư có cung rất cao. Thấy được cung cao, đặc biệt tại các thành phố lớn, nhiều chủ đầu tư đã xây dựng nhiều dự án ở những vị trí khác nhau. Ví dụ, ở Hà Nội, nếu công việc ở đâu, khách hàng mua chung cư sẽ có xu hướng mua ở hướng đó nhiều hơn để di chuyển thuận tiện.

Giá cả phải chăng: Một mức giá khác hoàn toàn so với nhà đất, nếu trước đây sở hữu một căn nhà riêng ở thành phố là một điều khó khăn, thì từ khi loại hình chung cư thương mại phát triển, cơ hỗi có nơi ở riêng đã trở nên dễ dàng hơn. Với căn 1-3 phòng ngủ, giá căn hộ sẽ có mức giá vừa phải để các gia đình trẻ, hoặc gia đình 3 thế hệ có thể sử dụng.

Pháp lý rõ ràng: Sở hữu loại hình nhà ở thương mại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mặt pháp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo, người mua nhà nên tìm hiểu rõ ràng về chủ đầu tư để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng như ý.

>> Xem thêm: Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở thương mại (Luật nhà ở 2023)

Quy định về nhà ở thương mại về đối tượng mua

Để mua nhà ở thương mại, bạn chỉ cần là công dân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Còn đối với người nước ngoài, vẫn sẽ được mua nhà ở thương mại với những cơ chế riêng.

Nếu như đối tượng của nhà ở xã hội là những cán bộ công nhân viên chức nhà nước, người có công với cách mạng, hay những hộ gia đình có thu nhập thấp…. và những đối tượng này  lại cần phải đáp ứng rất nhiều những quy định riêng thì nhà ở thương mại lại hoàn toàn không như vậy. Theo đó, bất kể bạn là ai, bạn chỉ cần là một công dân thực hiền đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam thì bạn đều có thể mua nhà ở thương mại. Hơn nữa, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam nếu có nhu cầu cũng có thể chọn mua loại hình nhà ở này. Tuy nhiên họ phải đảm bảo những quy định riêng của pháp luật Việt Nam.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về nhà ở thương mại “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà đơn giản

Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488