Quy định về phòng cháy chữa cháy trong công ty

by Vũ Khánh Huyền

An toàn luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động kinh doanh, quy định phòng cháy chữa cháy trong công ty là một phần không thể thiếu của chuỗi biện pháp an toàn ấy. Bài viết này của Luật Đại Nam là nguồn thông tin hữu ích cho cho mỗi cá nhân trong tổ chức nhằm nâng cao ý thức và kỹ năng phòng chống cháy nổ.

Quy định về phòng cháy chữa cháy trong công ty

Quy định về phòng cháy chữa cháy trong công ty

Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp (PCCC) là bắt buộc:

  • Mỗi doanh nghiệp phải sở hữu chứng nhận PCCC hợp lệ. Việc chỉnh sửa, xóa, mua bán, cho mượn hoặc thuê chứng nhận này là hoàn toàn không được phép.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện pháp lý cần có chứng chỉ hoặc văn bằng liên quan đến bồi dưỡng kiến thức PCCC.
  • Phải có quy định phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp một cách cụ thể.
  • Các vị trí quản lý trong đội PCCC như đội trưởng, phó đội phải được cấp chứng chỉ đào tạo PCCC.
  • Trang bị và duy trì thiết bị, bình chữa cháy luôn sẵn sàng và hoạt động tốt.
  • Xây dựng an toàn quy định về phòng cháy chữa cháy trong công ty phù hợp với hoạt động kinh doanh và sản xuất.
  • Đặt ra chế độ trách nhiệm cụ thể cho mọi cá nhân trong việc thực hiện PCCC.
  • Lập phương án PCCC và cứu hộ được chấp thuận trước.
  • Thiết lập và duy trì quy trình an toàn PCCC khi vận hành thiết bị và quản lý vật tư có nguy cơ cháy nổ.
  • Đảm bảo thông tin về quy định an toàn PCCC được truyền đạt đến tất cả nhân viên.
  • Công bố công khai quy định phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp ở những nơi dễ thấy để mọi người có thể tuân theo.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ an toàn PCCC hàng quý, đặc biệt đối với những nơi có rủi ro cháy nổ cao.
  • Phải có sơ đồ PCCC dễ dàng quan sát và theo dõi.
  • Trang bị đủ phương tiện PCCC và đặt chúng ở nơi dễ dàng nhận biết và sử dụng khi cần.
  • Quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp cũng cần lắp đặt hệ thống báo cháy toàn diện.
  • Đặt biển cảnh báo nghiêm cấm hút thuốc và lửa ở các khu vực có khả năng cháy nổ.
  • Kho bãi và nhà xưởng cần được trang bị đầy đủ thiết bị PCCC.
  • Duy trì hồ sơ quản lý hoạt động PCCC một cách cập nhật và chính xác.

Các quy định phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp

Tại khoản 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 về nêu rõ quy định phòng cháy chữa cháy cho công ty:

Báo cháy và chữa cháy

  • Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống báo cháy. Tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của nhà cao tầng mà thiết kế hệ thống báo cháy cho phù hợp.
  •  Khi thiết kế hệ thống báo cháy phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
    – Phát hiện cháy nhanh;
    – Chuyển tín hiệu rõ ràng;
  •  Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.
  •  Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo TCVN 5738:1993.
  • Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong và cấp nước chữa cháy bên ngoài.
  • Hệ thống chữa cháy bên trong có thể thiết kế điều khiển tự động và điều khiển bằng tay phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và tính chất sử dụng. Các đầu phun được lắp ở hành lang, phòng đệm, buồng thang ở các tầng hoặc tối thiểu phải có ở các phòng như:phòng công cộng, phòng có diện tích lớn, các phòng có nguy hiểm cháy.
  •  Chất dùng để chữa cháy phải phù hợp với loại đám cháy xảy ra trong nhà cao tầng đó. Loại đám cháy được xác định theo điều 2.l, 2.2 cửa TCVN 5760:1993.
  • Khi thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong phải tuân theo TCVN 5760:1993.
  •  Trường hợp hệ thống chữa cháy bên trong là hệ thống chữa cháy vách tường phải bảo đảm số họng nước chữa cháy được phun đồng thời là 2, lưu lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây.
  • Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong và ngoài nhà được áp dụng theo TCVN 2622:1995.

Quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy được triển khai hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các quy định phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp:

Xây dựng nội quy phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp cụ thể về trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên trong việc thực thi các quy trình an toàn PCCC. Mỗi cá nhân phải nhận thức rõ vai trò và nghĩa vụ của mình trong việc ngăn ngừa, ứng phó với nguy cơ cháy nổ.

Phê duyệt và ban hành phương án phòng cháy, chữa cháy cũng như kế hoạch cứu hộ cứu nạn chi tiết. Phương án này sẽ là cơ sở pháp lý và hướng dẫn thực tế cho mọi hoạt động liên quan.

Thiết lập các quy trình an toàn PCCC trong quá trình vận hành, quản lý các thiết bị, vật tư có nguy cơ cháy nổ cao. Quy trình rõ ràng giúp kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy hiểm.

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt và phổ biến rộng rãi các quy định về PCCC đến toàn thể CBCNV. Nâng cao nhận thức sẽ giúp mọi người chủ động tuân thủ.

Niêm yết công khai các bản quy trình, quy định phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp tại những vị trí thuận tiện để mọi người dễ dàng tiếp cận và thực hiện.

Thực hiện kiểm tra định kỳ về an toàn PCCC, đặc biệt với các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ cao. Phát hiện và khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm.

Lắp đặt sơ đồ hướng dẫn phòng cháy chữa cháy tại những vị trí dễ quan sát để mọi người có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng khi cần thiết.

Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC, bố trí thiết bị chữa cháy tại vị trí thuận lợi, dễ nhìn, dễ lấy khi khẩn cấp. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống để đảm bảo hoạt động ổn định.

Xây dựng hệ thống báo cháy tự động hiện đại, giúp phát hiện nhanh nguy cơ và kịp thời xử lý.

Đặt biển cấm lửa, cấm hút thuốc tại các khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ, đặt tại những vị trí dễ quan sát để người đi làm nhận thức.

Đảm bảo trang bị đầy đủ phương tiện PCCC cho khu vực kho, xưởng sản xuất.

Lưu trữ hồ sơ quản lý cụ thể về công tác PCCC tại đơn vị để có thể theo dõi, giám sát hiệu quả hơn hoạt động này.

>> Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy gọi số nào?

Thành lập đội chỉ đạo công tác PCCC

Để quản lý và điều phối hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp cần thành lập Ban Chỉ huy PCCC chuyên trách. Ban này sẽ có quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng thành viên nhằm phân công rõ ràng, tránh chồng chéo, bỏ sót trong quá trình thực thi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần duy trì chế độ tự kiểm tra PCCC định kỳ theo quy trình thống nhất. Quy trình kiểm tra cần được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ để kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Song song với đó là việc ban hành quy chế rõ ràng về thực thi các quy định PCCC đối với toàn thể cán bộ công nhân viên với cơ chế khen thưởng và xử lý nghiêm minh.

Ngoài ra, để đảm bảo công tác thông tin, báo cáo kịp thời và đầy đủ, doanh nghiệp cần thiết lập quy trình báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về tình hình PCCC đến các cơ quan PCCC có thẩm quyền. Quy định phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo cơ quan chức năng luôn nắm bắt được diễn biến, tình hình thực tế để có sự giám sát, hỗ trợ phù hợp.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Quy định về phòng cháy chữa cháy trong công ty. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Quy định về PCCC hộ kinh doanh

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) quy định như thế nào ?

Quy định về PCCC đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488