Quy định về xâm phạm an ninh mạng

by Vũ Khánh Huyền

Tội xâm phạm an ninh mạng là gì? Quy định pháp luật về xâm phạm an ninh mạng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời!

Quy định về xâm phạm an ninh mạng

Quy định về xâm phạm an ninh mạng

Định nghĩa xâm phạm an ninh mạng

Tội phạm mạng được quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 quy định tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Hành vi bị coi là xâm phạm an ninh mạng

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật an ninh mạng 2018 quy định các hành vi xâm phạm an ninh mạng bao gồm:

a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này:

– Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

– Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

– Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;

– Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

– Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

– Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Hành vi xâm phạm an ninh mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Căn cứ theo Điều 9 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi xâm phạm an ninh mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

>> Xem thêm: Thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình là gì? Ai được phép kinh doanh thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình?

Các biện pháp hạn chế xâm phạm an ninh mạng

Tại khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018, các biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:

– Thẩm định an ninh mạng;

– Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

– Kiểm tra an ninh mạng;

– Giám sát an ninh mạng;

– Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

– Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;

– Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;

– Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;

– Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

– Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

– Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Có bị xử phạt vi phạm hành chính khi xâm phạm an ninh mạng không

Căn cứ theo Điều 9 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sẽ bị xử phạt hành chính khi xâm phạm an ninh mạng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Quy định về xâm phạm an ninh mạng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488