Theo thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết, thời gian vừa qua, đã có nhiều ý kiến đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, rà soát tổng kết việc thực hiện chính sách thuế TNCN để báo cáo với Chính phủ xem xét, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNCN và sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn trong phạm vi thẩm quyền cho phù hợp thực tế, bảo đảm đúng tính chất của Thuế TNCN là áp dụng với người có thu nhập cao. Đồng thời, thể chế hóa chính sách khuyến khích của Đảng, Nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh. Qua bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc nội dung rà soát thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 2439/QĐ-BTC
- Luật số 71/2014/QH13
- Luật thuế thu nhập cá nhân
Nội Dung Chính
1.Khái quát
Luật số 71/2014/QH13 đã quy định hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm nộp thuế TNCN theo tỉ lệ ấn định trên doanh thu theo từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế TNCN.
Quy định trên đảm bảo chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, tính tuân thủ pháp luật về thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh, tiết kiệm chi phí xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cải cách thủ tục hành chính.
Mặc dù quy định thu thuế TNCN theo tỉ lệ trên doanh thu, không tính trừ chi phí và các khoản giảm trừ, tuy nhiên mức tỉ lệ được xây dựng đã tính toán phù hợp hoạt động kinh doanh của cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Theo Bộ Tài chính, thuế TNCN điều tiết vào thu nhập của cá nhân. Việc thực hiện chính sách thuế TNCN có vai trò rất quan trọng để triển khai chính sách phân phối lại. Cùng với các nguồn thu khác, nguồn thu từ thuế TNCN đã tạo nên quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng rất nhiều các nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
2.Rà soát thuế TNCN
Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2439/QĐ-BTC năm 2022 về Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025.
2.1.Rà soát bổ sung đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo đó, nội dung kế hoạch cải cách chính sách thuế đến năm 2025 đối với thuế thu nhập cá nhân như sau:
– Rà soát bổ sung đối tượng chịu thuế;
– Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng điều chỉnh số lượng và các mức thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập, tạo điều kiện đơn giản trong quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, ngăn chặn các hành vi trốn, tránh thuế;
– Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về miễn thuế, giảm thuế phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, nội dung kế hoạch cải cách chính sách thuế đến năm 2025 đối với các loại thuế khác có một số điểm nổi bật như sau:
– Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt:
+ Xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu.
+ Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường;
+ Rà soát điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030;
– Nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Đối với các loại thuế liên quan đến tài sản (bao gồm cả thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp):
+ Tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 để góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
+ Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu hoàn thiện theo hướng tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất, đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Đồng thời, xây dựng chính sách thuế theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định rõ đối tượng chịu thuế tài sản, số thuế phải nộp, đồng bộ với quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật có liên quan.
– Đối với thuế bảo vệ môi trường:
+ Nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường;
+ Nghiên cứu để điều chỉnh khung và mức thuế bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo chính sách thuế bảo vệ môi trường là một công cụ kinh tế quan trọng góp phần hạn chế việc nhập khẩu, sản xuất và sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.
2.2.Trình Quốc hội ban hành Luật Thuế TNCN (sửa đổi) vào năm 2025
Thời gian thực hiện cải cách thể chế thuế đến năm 2025 như sau:
– Tổng kết, đánh giá việc thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân: Năm 2022-2023.
– Trình Quốc hội ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi): Năm 2025.
– Trình Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn: Năm 2023-2025 (Thời gian ban hành các văn bản phù hợp thời điểm thông qua dự án Luật).
>>Xem thêm:
- Hồ sơ và các trường hợp giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2023
- Thuế thu nhập cá nhân bán hàng online
- Phần trăm tính thuế thu nhập cá nhân
- Tra cứu thuế thu nhập cá nhân
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Rà soát thuế thu nhập cá nhân. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
- Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.