Việc thành lập chi nhánh là bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động và tăng khả năng tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh lại lúng túng không biết cần thực hiện những thủ tục gì tiếp theo để đảm bảo chi nhánh hoạt động hợp pháp và hiệu quả. Vậy sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì? Doanh nghiệp cần lưu ý những nghĩa vụ pháp lý, kế toán và thuế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty
Căn cứ theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp/công ty có quyền thành lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với công ty mẹ (trụ sở chính).
Để thành lập chi nhánh, công ty cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
- Công ty thành lập chi nhánh phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tên chi nhánh được lập từ các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
- Tên chi nhánh phải bao gồm “tên công ty” cộng với cụm từ “chi nhánh”;
- Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể;
- Chi nhánh chỉ được phép đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký trước đó.
Sau khi hoàn tất hồ sơ thành lập chi nhánh, dù là cùng tỉnh hay khác tỉnh bạn đều có thể tiến hành nộp hồ sơ thông qua 2 cách:
➤ Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.
- Đối với chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ thì nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính;
- Đối với chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ thì nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở.
➤ Cách 2: Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép thành lập chi nhánh.
Lưu ý:
Đối với trường hợp thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài thì thủ tục có sự thay đổi:
- Hồ sơ được nộp tại Bộ Công thương;
- Thời gian kiểm duyệt từ 10 – 15 ngày làm việc.
Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì?
Kê khai và nộp lệ phí môn bài
Như đã chia sẻ ở trên, chi nhánh có quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động thương mại khác thì chi nhánh phải có trách nhiệm kê khai và nộp lệ phí môn bài.
- Nếu chi nhánh thành lập cùng tỉnh với công ty mẹ thì công ty sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài thay chi nhánh;
- Nếu chi nhánh thành lập khác tỉnh với công ty mẹ thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài:
- Tờ khai lệ phí môn bài;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh (nếu có).
Lưu ý:
Thời hạn chậm nhất để chi nhánh kê khai và nộp lệ phí môn bài là ngày 30/01 của năm sau năm chi nhánh thành lập.
Mức lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng/năm.
- Nếu chi nhánh thành lập trong 6 tháng đầu năm thì lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng;
- Nếu chi nhánh thành lập trong 6 tháng cuối năm thì lệ phí môn bài năm đầu tiên phải đóng là 500.000 đồng.
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Tùy chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay độc lập cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi chi nhánh mà việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khác nhau.
➤ Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì bắt buộc phải mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử riêng với hóa đơn của công ty mẹ.
➤ Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không cần phải mua hóa đơn điện tử riêng, có thể sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ.
Mở tài khoản ngân hàng
Chi nhánh cần mở tài khoản ngân hàng để tiến hành:
- Hoạt động giao dịch trong kinh doanh;
- Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
1 tài khoản ngân hàng chỉ được sử dụng cho 1 chi nhánh nhưng 1 chi nhánh có thể có nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.
Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty – Luật Đại Nam đồng hành cùng doanh nghiệp bạn!
Luật Đại Nam – đơn vị tư vấn pháp lý uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty trọn gói, cam kết:
– Tư vấn miễn phí quy trình, hồ sơ theo đúng loại hình doanh nghiệp
– Soạn thảo và nộp hồ sơ thay mặt khách hàng
– Nhận kết quả đăng ký nhanh chóng – đúng thời hạn
– Hỗ trợ khắc dấu, đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng nếu cần
– Chi phí minh bạch – không phát sinh
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Sau khi thành lập chi nhánh cần làm gì? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: