Soạn thảo hợp đồng

by Ngọc Ánh

Hợp đồng không chỉ là văn bản ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên mà còn là căn cứ để giải quyết tranh chấp về sau. Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng đảm bảo đúng về hình thức và chính xác về nội dung giao dịch là rất quan trọng.

Soạn thảo hợp đồng là gì?

  • Trước hết, hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể: dân sự, thương mại, lao động,…
  • Sự thể hiện ý chí và cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng văn bản hoặc thực hiện hành vi. Tuy nhiên, khi nhắc đến soạn thảo hợp đồng thì hình thức hợp đồng được xác lập là văn bản với nội dung đầy đủ, điều khoản chi tiết và các bên cam kết thực hiện bằng việc ký tên tại hợp đồng này.
  • Soạn thảo hợp đồng là quá trình tạo lập các điều khoản chứa đựng sự thỏa thuận của các bên dựa trên các quy định pháp luật tương ứng điều chỉnh mối quan hệ xã hội mà các bên đang xác lập.
  • Để soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh, trước tiên phải hiểu rõ tính pháp lý và phạm vi áp dụng của hợp đồng sau đó liệt kê tất cả những điều khoản cần soạn tạo nên khuôn mẫu hợp đồng nhất định, tiến hành bổ sung chi tiết và chỉnh sửa bản hợp đồng thật cẩn thận và cuối cùng là đối chiếu, rà soát lại các điều khoản với các quy định của pháp luật.
  • Hãy chắc chắn một hợp đồng đáp ứng cả về hình thức và nội dung trước khi bạn tiến hành ký kết với đối tác hoặc khách hàng để hạn chế rủi ro pháp lý sau này.
Soạn thảo hợp đồng

Soạn thảo hợp đồng

Soạn thảo hợp đồng cần những kỹ năng gì?

Soạn thảo hợp đồng là công việc đòi hỏi người có kiến thức chuyên môn sâu, am hiểu và áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật vào các điều khoản bên cạnh những kỹ năng mềm khác như kỹ năng viết lách, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng phân tích vấn đề,…

 Kỹ năng chuyên môn

  • Kỹ năng chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng cứng, được hiểu là kỹ năng về mặt kiến thức pháp lý cần có ở người soạn thảo hợp đồng.
  • Người soạn hợp đồng cần nắm được rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội các bên trong hợp đồng và có tư duy pháp lý vững chắc để đảm bảo không bỏ xót quy định của pháp luật và hợp đồng được soạn thảo có căn cứ pháp lý rõ ràng.
  • Thực tế, một quan hệ xã hội sẽ được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật từ bộ luật chung đến luật chuyên ngành, khi đó người soạn thảo hợp đồng cần vận dụng nhuần nhuyễn các quy định vào từng bối cảnh cụ thể sao cho vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay các bên trong hợp đồng.
  • Người soạn thảo hợp đồng cũng cần đặc biệt chú trọng đến các điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực pháp luật.
  • Tưởng chừng các yếu tố này không quá quan trọng, tuy nhiên, hình thức hợp đồng, điều kiện năng lực pháp luật, năng lực hành vi của chủ thể ký kết, mục đích giao kết hợp đồng đều là những điều kiện cơ bản quyết định hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không.

Lưu ý:

  • Một lưu ý quan trọng và cũng là một lỗi sai không thể chấp nhận của người làm luật nói chung và người soạn thảo hợp đồng nói riêng là vận dụng các quy định pháp luật đã hết hiệu lực thi hành tại thời điểm lập hợp đồng. Văn bản pháp luật được viện dẫn làm căn cứ pháp lý phải đang có hiệu lực pháp luật và điều chỉnh trực tiếp quan hệ xã hội các bên đang xác lập.

Kỹ năng mềm

Dưới đây là một số kỹ năng mềm quan trọng, tiêu biểu trong công việc soạn thảo hợp đồng:

Thứ nhất, kỹ năng viết:

  • Hợp đồng bằng văn bản bao gồm nhiều điều khoản và nội dung pháp lý chuyên sâu. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng cần được trau chuốt và cẩn trọng.
  • Người soạn thảo hợp đồng có kỹ năng tốt thể hiện ở việc ngôn ngữ trong hợp đồng vừa đáp ứng được tính chuyên môn vừa ngắn gọn và dễ hiểu.
  • Điều này đảm bảo được tính chuyên nghiệp và các bên trong hợp đồng dễ dàng vận dụng, thực hiện các cam kết trong hợp đồng một cách thống nhất.

Thứ hai, kỹ năng soạn thảo văn bản:

  • Bên cạnh nội dung, hình thức cũng là yếu tố quan trọng. Để các bên dễ dàng theo dõi, đọc hợp đồng thì hợp đồng cần được trình bày khóa học theo từng đề mục, từng điều khoản rõ ràng sao cho phông chữ thống nhất, dễ nhìn.
  • Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản, người soạn thảo hợp đồng cũng cần cập nhật và ứng dụng các tiện ích này vào quá trình soạn thảo để tiết kiệm thời gian cũng như đem lại hiệu quả công việc nhất định.
  • Thứ ba, kỹ năng phân tích, đánh giá:
  • Cụ thể, pháp luật có những điều khoản quy định cụ thể và nội dung của hợp đồng cần tuân thủ và không được trái với các quy định đó.
  • Trên thực tế có rất nhiều cách thức thực hiện và sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng chỉ cần không trái với các quy định pháp luật cấm và không vi phạm đạo đức xã hội.
  • Người soạn thảo cần có óc phân tích và tư duy đánh giá tính pháp lý của từng cách thức thực hiện trong hợp đồng, có thể có những rủi ro nào có thể xảy ra hay hậu quả pháp lý của từng trường hợp sẽ như thế nào, bên nào sẽ là bên có lợi, bên nào sẽ chịu rủi ro,…

Các bước cơ bản để soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn

Bước 1: Thu thập thông tin về nội dung giao dịch

Trước khi tiến hành soạn thảo một hợp đồng, việc quan trọng cần phải làm là tìm hiểu thật kỹ về nội dung giao dịch của các bên. Bởi lẽ, hợp đồng chính là việc thuật lại thỏa thuận của các bên thành văn bản bằng ngôn ngữ pháp lý. Vì vậy, phải nắm rõ về nội dung giao dịch mới có thể soạn thảo hợp đồng đúng với ý chí của các bên khi tham gia giao dịch.

Ngoài ra, việc thu thập thông tin về nội dung giao dịch còn giúp người soạn thảo hợp đồng có cái nhìn tổng quan nhất để định hướng được sẽ tiến hành soạn thảo loại hợp đồng nào cho giao dịch.      

Bước 2: Tìm quy định pháp luật điều chỉnh từng nội dung

Sau khi đã nắm rõ nội dung giao dịch, người soạn thảo hợp đồng sẽ tiến hành xác định loại hợp đồng cần soạn là hợp đồng dân sự; kinh doanh – thương mại hay lao động. Từ đó, xác định được pháp luật điều chỉnh giao dịch đó. Bởi lẽ, hợp đồng là minh chứng pháp lý nên phải được lập dựa trên các cơ sở pháp lý xác thực hoặc các bên có quyền thỏa thuận nhưng không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Người tiến hành soạn thảo hợp đồng phải lựa chọn quy định điều chỉnh cho từng nội dung của hợp đồng và đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định này trong quá trình soạn thảo. Vì đây là những quy tắc chung, là khung hành lang pháp lý và cũng là cơ sở làm phát sinh giá trị hiệu lực của thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo người soạn thảo không nhất thiết “copy” hoàn toàn điều luật mà phải biết chọn lọc và thiết kế lại các quy định này bằng ngôn ngữ hợp đồng miễn là không trái với quy định của pháp luật.

Bước 3: Soạn dự thảo hợp đồng

Người soạn hợp đồng có thể lựa chọn giải pháp nhanh chóng là tìm các mẫu hợp đồng có sẵn về giao dịch có liên quan. Đây là một giải pháp để tiết kiệm thời gian, tránh khỏi việc thiết kế lại từ đầu một bản hợp đồng mới. Tuy nhiên, người soạn thảo bắt buộc phải chỉnh sửa, bổ sung và kiểm tra lại từng điều khoản của hợp đồng. Đảm bảo rằng hợp đồng đầy đủ về nội dung, đúng với quy định của pháp luật hiện hành và đặc biệt là đúng với ý chí của các bên tham gia giao dịch.

Khi soạn thảo hợp đồng, người soạn thảo không chỉ ghi nhận lại thỏa thuận của các bên mà phải đảm bảo thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, không rơi vào những trường hợp vô hiệu của hợp đồng.

Bước 4: Gửi dự thảo cho các bên liên quan kiểm tra và chỉnh sửa

Sau khi soạn xong dự thảo hợp đồng, người soạn thảo cần gửi cho các bên liên quan bản dự thảo để chính những chủ thể trong giao dịch – những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp xác nhận lại tính chính xác của hợp đồng. Bởi lẽ họ chính là những người hiểu rõ nhất về giao dịch và có trách nhiệm thực hiện đúng theo những gì mình đã thỏa thuận. Khi các bên đồng ý với bản thảo, người soạn thảo hợp đồng có thể tiến hành soạn bản hợp đồng chính thức.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” soạn thảo hợp đồng”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Soạn thảo hợp đồng trong hoạt động của Doanh nghiệp;
  • Soạn thảo hợp đồng liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Soạn thảo hợp đồng liên quan đến xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà ở

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Hợp đồng cộng tác viên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488