Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

by Hồ Hoa

Trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường đứng trước lựa chọn giữa việc thành lập công ty con hay chi nhánh. Việc lựa chọn hình thức pháp lý phù hợp sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng như cấu trúc tổ chức, trách nhiệm pháp lý, thuế,… Do đó, việc hiểu rõ sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt. Bài viết này, Luật Đại Nam sẽ tập trung vào việc phân biệt rõ ràng giữa công ty con và chi nhánh, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình:

Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2020

– Thông tư 105/2020/TT-BTC.

– Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

Công ty con là gì?

Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Cụ thể là công ty con thuộc quản lý của công ty mẹ và được thành lập theo quy trình tương tự công ty mẹ.

Công ty con thường được công ty mẹ góp trên 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn nhưng vẫn cho phép công ty mẹ khống chế hợp pháp các hoạt động kinh doanh.

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

Tiêu chí so sánh Chi nhánh công ty Công ty con
Văn bản xác nhận tư cách chủ thể

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân do chi nhánh không có tài sản độc lập.

Có tư cách pháp nhân.

Vốn điều lệ

Chi nhánh không có vốn điều lệ.

Quy định tại Điều lệ công ty và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ.

Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Nghĩa vụ nộp thuế TNDN

Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN.

Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty.

Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn

Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc.

Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính.

Mã số thuế

Được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Được cấp một mã số độc lập.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488