Tài sản hình thành trong tương lai có cầm cố được không?

by Vũ Khánh Huyền

Tài sản hình thành trong tương lai, điều kiện để tài sản hình thành trong tương lai được giao dịch. Trình tự, thủ tục giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai? Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai Ngày nay không chỉ có những tài sản hiện hữu được dùng để đảm bảo nghĩa vụ dân sự mà còn có cả tài sản được hình thành trong tương lai, nhằm đảm bảo nghĩa vụ từ các hợp đồng dân sự. Vậy, tài sản hình thành trong tương lai có cầm cố được không? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp cho quý bạn đọc về vấn đề này !

Tài sản hình thành trong tương lai có cầm cố được không?

Tài sản hình thành trong tương lai có cầm cố được không?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự
  •  Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Cầm cố tài sản hình thành trong tương lai có được không?

Theo khoản 1 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cầm cố tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ.

Mà theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP  thì tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

Từ quy định trên, có thể thấy, tài sản hình thành trong tương lai cũng hoàn toàn được phép cầm cố trừ trường hợp tài sản này bị cấm mua bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng cầm cố theo quy định nêu trên.

>> Xem thêm: Thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH HTV

Cầm cố tài sản có hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực cầm cố tài sản như sau:

– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị thì bên nhận cầm cố có trách nhiệm gì?

Theo Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về giao tài sản cầm cố như sau:

– Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố quy định tại khoản 1 Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015 có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn.

– Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.

– Trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.

– Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên.

Như vậy, trường hợp  tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.

Bên nhận cầm cố có được cho thuê lại tài sản cầm cố không?

Căn cứ Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:

– Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

– Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

– Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Như vậy, bên nhận cầm cố không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Tài sản hình thành trong tương lai có cầm cố được không?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Nhận bảo hiểm xã hội một lần hay để hưởng lương hưu sẽ lợi hơn

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?

Vay tiền bằng bảo hiểm nhân thọ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488