Thành lập công ty hoạt động phát điện như thế nào?

by Luật Đại Nam

Điện một không thể thiếu đối với chúng ta, khi mọi thứ trong đời sống cũng như trong công việc,.. luôn cần tới điện. Để đáp ứng nhu cầu của người dân các công ty hoạt động phát điện được thành lập ngày càng nhiều. Vậy việc thành lập diễn ra như thế nào cùng Luật Đại Nam đi tìm hiểu nhé.

Thành lập công ty hoạt động phát điện như thế nào?

Căn cứ

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật điện lực 2004;
  • Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
  • Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.

Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

Điều kiện để thành lập công ty hoạt động phát điện

Điện là một ngành có điều kiện nên khi bạn thành lập công ty cần đáp ứng đủ những điều kiện nhất định.

  • Các dự án công ty đầu tư xây dựng nhà máy điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt. Các công trình xây dựng và lắp đặt đạt các yêu cầu theo quy định;
  • Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành cần có chuyên môn và kinh nghiệm nhất định. Yêu cầu thời gian hoạt động trong ngành phát điện ít nhất 05 năm. Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp;
  • Những người trực tiếp vận hành cần được đào tạo về chuyên môn phù hợp, đào tạo về an toàn điện và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định;
  • Có trang thiết bị phù hợp và các thiết bị yêu cầu về an toàn lao động với quy định cần phải được kiểm định kỹ thuật theo quy định;
  • Cam kết bảo vệ môi trường và các báo cáo tác động tới môi trường theo xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy được đảm bảo và được nghiệm thu bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

>>Xem thêm: Giấy phép thành lập Sàn giao dịch bất động sản

Quy trình thành lập công ty hoạt động phát điện

Bước 1: Hồ sơ thành lập công ty bao gồm các tài liệu sau

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty. (Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; 
  • Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức;
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Giấy ủy quyền cho Luật Đại Nam (nếu sử dụng dịch vụ).

->Sau khi nộp hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nhận kết quả khi hồ sơ đã được hoàn thiện.

Bước 2: Thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố bao gồm:

  • Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty, ngành nghề kinh doanh của công ty.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu tròn doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Thực hiện khắc dấu tại nơi được thành lập theo quy định của pháp luật. (vì là ngành có điều kiện nên không bất kì công ty, văn phòng nào cũng đạt đủ điều kiện để thành lập).

Bước 4: Xin Giấy phép hoạt động phát điện

Các giấy tờ cần có rất nhiều nên công ty bạn cần chuẩn bị kỹ càng. Hồ sơ xin cấp phép bao gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát điện. (Theo mẫu do Bộ Công thương ban hành);
  • Bản sao chứng thực văn bản chứng nhận tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân. Kèm theo sơ đồ cơ cấu tổ chức, danh sách các chi nhánh, đơn vị trực thuộc;
  • Bản sao chứng thực quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà máy phát điện. (Được cấp có thẩm quyền duyệt cùng với tài liệu dự án đầu tư nhà máy điện)
  • Bản sao chứng thực các tài liệu kỹ thuật xác định công suất từng tổ máy khi lắp đặt, phương án để đấu nối chính thức nhà máy phát điện vào hệ thống điện và chế độ vận hành nhà máy điện trong hệ thống điện
  • Bản sao chứng thực giấy phép sử dụng tài nguyên nước (trường hợp là nhà máy thuỷ điện).
  • Bản sao chứng thực giấy phép sử dụng tài nguyên nước và phương án để cung cấp nhiên liệu. (trường hợp là nhà máy nhiệt điện)
  • Bản sao bản báo cáo đánh giá tác động đến môi trường của nhà máy điện. Bản sao văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức;
  • Danh sách các hạng mục công trình điện chính của nhà máy phát điện;
  • Danh sách các cán bộ quản lý (theo mẫu quy định);
  • Tài liệu về đào tạo và sử dụng người lao động;
  • Bản sao hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã ký kết;
  • Bản sao chứng thực văn bản xác nhận đảm bảo đủ các điều kiện để hoạt động. (đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về mặt an toàn lao động);
  • Bản sao chứng văn bản xác nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường cho dự án phát điện. (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận);
  • Bản sao chứng thực văn bản xác nhận cơ sở có đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy. (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp);
  • Quy trình vận hành hồ thuỷ điện đã được cơ quan nhà có thẩm quyền phê duyệt. (trường hợp là nhà máy thuỷ điện);
  • Bản sao văn bản thỏa thuận hoặc là hợp đồng đấu nối;
  • Bản sao biên bản nghiệm thu từng phần đối với các hạng mục công trình chính của dự án phát điện. Biên bản nghiệm thu chạy thử từng tổ máy không tải và có tải. Biên bản nghiệm thu toàn phần từng tổ máy liên động có tải.

Trên đây, Luật Đại Nam đã tư vấn cho bạn về Thành lập công ty hoạt động phát điện. Để tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan hay có thắc mắc về vấn đề trên vui lòng liên hệ trực tiếp chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời!

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488