Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

by Luật Đại Nam

Do nhu cầu tiêu thụ cao nên các cơ sở kinh doanh thực phẩm chiếm phần lớn thị trường. Mức sống của người dân được cải thiện và các tiêu chuẩn này cũng tăng theo. Các vấn đề liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt ra. Vậy thành lập công ty kinh doanh thực phẩm được quy định như thế nào? bạn cần thực hiện những yêu cầu gì? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây để làm rõ những vấn đề trên.

thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-thuc-pham

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật An toàn thực phẩm 2010

Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Để thành lập công ty sản xuất thực phẩm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Danh sách các thành viên công ty;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao chứng thực giấy tờ hợp lệ ( CMND, CCCD,,,,)

– Giấy ủy quyền cho công luật Đại Nam (nếu sử dụng dịch vụ).

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Nộp hồ sơ ở Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi bạn đặt trụ sở. 

– Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Việc đăng ký doanh nghiệp trực tuyến được hướng dẫn tại Điều 35 Nghị định 78/2015/NĐ-CP 

=>Tuy hình thức trên là không bắt buộc nhưng các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh,… thường nhận hồ sơ bằng phương pháp trực tuyến.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong vòng 03 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ để đưa ra kết quả:

+TH1: Hồ sơ hợp lệ thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới;

+TH2: Hồ sơ không hợp lệ thì chuyên viên kiểm tra sẽ thông báo về để doanh nghiệp có thể sửa, bổ sung thêm giấy tờ để có thể hoàn thành hồ sơ;

+TH3: Từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Điều kiện về an toàn thực phẩm

Điều kiện chung

– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

– Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

+ Quy định về bảo quản thực phẩm.

Điều kiện về riêng về sản xuất kinh doanh thực phẩm

– Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ kinh doanh thực phẩm;

+ Có đủ trang thiết bị phù hợp để đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện về kinh doanh thực phẩm tươi sống

“Điều 24. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

  1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:                                                                 a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;                  b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.                                                                                                               
  2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.”

Luật Đại Nam luôn cung cấp những dịch vụ tối ưu nhất đến với khách hàng của mình. Các thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm A->Z sẽ được xử lý nhanh chóng và dễ dàng!

Hãy để Luật Đại Nam là người đồng hành cùng bạn để sự thành công của bạn được trọn vẹn nhất.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488