Thành lập địa điểm kinh doanh theo thủ tục mới 2022

by Đào Quyết

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo khoản 3 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Như vậy, từ ngày Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây

thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh-theo-thu-tuc-moi-2022-2

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

a) Trình tự thực hiện

– Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp gửi Thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh.

– Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

b) Cách thức thực hiện

Doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi trực tiếp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp  

thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh-theo-thu-tuc-moi-2022-3

c) Thành phần hồ sơ

Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh:

– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-7).

– Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thuộc loại hình công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần, khi lập địa điểm kinh doanh thì hồ sơ phải có Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

* Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương):

– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh(Phụ lục II-7).

– Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thay thế cho nội dung đăng ký hoạt động  trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp mà không thay đổi  nội dung đăng ký hoạt động, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Hồ sơ gồm:

   + Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp;

   + Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

   + Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

   + Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

– Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thuộc loại hình công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần, khi lập địa điểm kinh doanh ở trong nước thì hồ sơ phải có Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm:Thủ tục thành lập công ty kinh doanh khách sạn

thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh-theo-thu-tuc-moi-2022-4

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

đ) Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh/Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

i) Lệ phí

– 50.000 đồng, đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

– Miễn lệ phí đối với trường hợp thực hiện qua mạng điện tử (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục

– Có hồ sơ hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật);

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thành lập địa điểm kinh doanh theo thủ tục mới 2022 . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488