Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai

by Vũ Khánh Huyền

Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào ? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây !

Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai

Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự
  • Luật Tố tụng dân sự

 Khái quát chung về tranh chấp thừa kế

Thừa kế di sản là quyền lợi hợp pháp của người thừa kế (thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc phân chia di sản nảy sinh mâu thuẫn giữa những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc phân chia di sản dẫn đến tranh chấp.

Tranh chấp về thừa kế thường gồm các dạng tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp di chúc thừa kế, tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, tranh chấp về chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tranh chấp xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác…

>> Xem thêm: Tranh chấp về thừa kế tài sản

Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai

Thời hiệu giải quyết tranh chấp về thừa kế là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Như vậy việc xác định thời hiệu giải quyết tranh chấp về thừa kế rất quan trọng đối với việc yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế. Nếu hết thời hiệu khởi kiện sẽ dẫn đến việc mất quyền khởi kiện.

Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế được quy định tại Ðiều 645 Bộ luật dân sự, theo đó có các trường hợp sau đây:

–  Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười (10) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

– Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba (03) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 03 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.

Phương thức giải quyết tranh chấp

Những cách giải quyết khi có tranh chấp thừa kế như sau:

  • Thương lượng: là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
  • Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng một bên thứ ba làm trung gian để gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên.
  • Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế theo Khoản 5, Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về thừa kế di sản;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan khác khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488