Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sau thời gian dài hoạt động có mong muốn được chấm dứt địa điểm kinh doanh cho công ty của mình. Tuy nhiên, thủ tục chấm dứt theo quy định pháp luật đối với mỗi loại hình doanh nghiệp cũng có sự khác nhau. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc về Thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh cho công ty cổ phần.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Địa điểm kinh doanh là gì? Chấm dứt địa điểm kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”. Như vậy là nơi để doanh nghiệp tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh cụ thể, các địa điểm kinh doanh; Địa điểm kinh doanh phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau
– Chấm dứt địa điểm kinh doanh là việc doanh nghiệp tiến hành thủ tục để chấm dứt sự tồn tại thực tế của địa điểm kinh doanh hay nói cách khác là đóng cửa địa điểm kinh doanh
Vì sao nên tiến hành thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh cho công ty cổ phần?
- Khi địa điểm kinh doanh của công ty không còn hoạt động thực tế thì doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh để tránh việc phát sinh các nghĩa vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước.
- Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP “Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh”
- Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh”.
Thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh cho công ty cổ phần
Chấm dứt hoạt động theo quyết định của doanh nghiệp
- Hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh trong trường hợp này bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh (Theo mẫu tại Phụ lục II-20 Ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
- Quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh bao gồm quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh: biên bản của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh (nếu có).
Chấm dứt hoạt động theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh
Hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh trong trường hợp này bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh (Theo mẫu tại Phụ lục II-20 Ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
- Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh (nếu có).
Quy trình thực hiện thủ tục
- Thẩm quyền: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh
- Thời gian: 05-10 ngày làm việc
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp online qua hệ thống đăng ký kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ là bước nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Bước 4: Nhận kết quả thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh
Thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh cho công ty cổ phần
Trong thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh cho công ty cổ phần gồm có các thông tin về doanh nghiệp chủ quản và thông tin về địa điểm kinh doanh thực hiện thủ tục chấm dứt cụ thể như sau:
- Thông tin về doanh nghiệp chủ quản: Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa); Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế; Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế); Ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Thông tin về địa điểm kinh doanh: Tên địa điểm kinh doanh; Mã số địa điểm kinh doanh; Ngày cấp và Nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh; Lý do chấm dứt hoạt động; Địa chỉ địa điểm kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh cho công ty cổ phần. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp TNHH 1 thành viên tại Tỉnh Hà Giang
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tnhh 1 thành viên tại Quận Ba Đình
- Thành lập doanh nghiệp tại huyện Ba Vì