Trong quá trình hoạt động, không ít chủ hộ kinh doanh phải đối mặt với tình trạng tài chính không ổn định và phải đưa ra quyết định giải thể hộ kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cá thể không phải lúc nào cũng đơn giản. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Đại Nam điểm qua các bước để giải thể hộ kinh doanh cá thể một cách chi tiết.
Nội Dung Chính
Các trường hợp cần giải thể hộ kinh doanh
Trong thời đại hiện nay, việc lựa chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể để khởi nghiệp là một xu hướng phổ biến. Điều này không chỉ bởi vì nó đòi hỏi ít vốn đầu tư ban đầu, mà còn do quy trình đăng ký kinh doanh nhanh chóng và mức thuế ưu đãi. Đôi khi, trong quá trình hoạt động sẽ không thể tránh khỏi một số khó khăn và trở ngại dẫn đến việc phải tạm dừng hoạt động hộ kinh doanh.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc giải thể hộ kinh doanh bao gồm:
- Do tình hình dịch bệnh kéo dài không thể tiếp tục hoạt động nên buộc phải đóng cửa;
- Khi hiệu suất hoạt động không hiệu quả nên chủ hộ kinh doanh quyết định giải thể;
- Chủ hộ kinh doanh muốn giải thể để chuyển đổi sang một loại hình kinh doanh mới;
- Hộ kinh doanh di chuyển đến một tỉnh/thành khác nên buộc phải giải thể hộ kinh doanh tại địa chỉ cũ.
>> Xem thêm: Hướng dẫn kê khai thuế hộ kinh doanh trên HTKK
Thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể
Trình tự thủ tục để giải thể hộ kinh doanh cá thể cũng gần giống với thủ tục giải thể công ty, tuy nhiên hồ sơ và thời gian thực hiện sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện:
Bước 1: Hoàn tất nghĩa vụ thuế và các khoảng nợ trước khi giải thể
Bước đầu tiên trong quy trình giải thể hộ kinh doanh cá thể là hoàn tất nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế. Đây là bước quan trọng để đảm bảo tất cả các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính liên quan đã được thanh toán đầy đủ trước khi chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 92 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 15 Thông tư 105/2020/BTC, hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế cần thực hiện những nghĩa vụ sau:
- Thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho chủ nợ hiện hữu của hộ kinh doanh, trường hợp hộ kinh doanh không có đủ khả năng thanh toán ngay thì phải có biên bản thỏa thuận giữa hộ kinh doanh và các chủ nợ;
- Thanh toán đầy đủ tiền lương, thưởng cho người lao động hoặc biên bản thỏa thuận giữa hộ kinh doanh và người lao động về biện pháp xử lý tiền lương, thưởng;
- Nộp đủ các khoản thuế phát sinh trong thời gian hoạt động tính đến thời điểm giải thể hộ kinh doanh như thuế môn bài, thuế khoán;
- Nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn phải làm thông báo hủy hóa đơn, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến thời điểm giải thể cho cơ quan thuế quản lý.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế tại cơ quan thuế
Chủ hộ kinh doanh sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ về thuế tại bước một, ở bước hai sẽ cần nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh (chấm dứt hiệu lực mã số thuế).
Hồ sơ xin đóng mã số thuế của hộ kinh doanh sẽ bao gồm các tài liệu:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu số 24/ĐK-TCT;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc).
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu trên, chủ hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục thuế tại cấp quận/huyện. Trong thời gian 2 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ xin đóng mã số thuế của hộ kinh doanh, khi đó:
- Cơ quan thuế sẽ phát hành thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang trong quá trình làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu số 17/TB-ĐKT;
- Cơ quan thuế sẽ cập nhật tình trạng mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể trên hệ thống chuyển sang trạng thái “người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấp dứt hiệu lực mã số thuế”.
Tiếp theo, khi hộ kinh doanh đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ:
- Phát hành thông báo về việc hộ kinh doanh đã chính thức chấm dứt mã số thuế theo mẫu số 18/TB-ĐKT;
- Cấp giấy xác nhận việc hộ kinh doanh đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ về thuế.
Bước 3: Làm thủ tục xin giải thể hộ kinh doanh
Bước cuối cùng, sau khi hoàn thành việc đóng mã số thuế của hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ sẽ thực hiện thủ tục xin giải thể hộ kinh doanh (chấm dứt hoạt động) tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp quận/huyện.
Hồ sơ làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh gồm có:
- Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể (bản chính);
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh;
- Thông báo từ cơ quan thuế xác nhận việc hoàn tất nghĩa vụ về thuế được cấp ở bước 2;
- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh theo mẫu số 18/TB-ĐKT;
- Biên bản họp của các thành viên trong gia đình về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh cá thể (trong trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi các thành viên trong gia đình).
Sau khi đã nộp đầy đủ những tài liệu như trên, trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan cơ thẩm quyền sẽ phát hành thông báo chính thức về việc ngừng hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
- Áp dụng phương pháp giải quyết thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong hoạt động doanh nghiệp;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp đến hoạt động doanh nghiệp ;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp doanh nghiệp;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: