Hiện nay, cùng với sự phát triển nền kinh tế nước ta nhiều công ty đã có sự thay đổi về bộ máy quản lý, cơ chế phân chia lợi nhuận, cơ chế quản lý doanh nghiệp,…. cũng như các văn bản của doanh nghiệp như nội quy, đặc biệt là điều lệ của Công ty để. Vậy, Quy trình sửa đổi và bổ sung điều lệ công ty TNHH 1 thành viên hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ hướng dẫn thủ tục sửa đổi lại điều lệ công ty TNHH 1 thành viên để Quý khách hàng cùng tham khảo và thực hiện.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
- Thông tư 01/2021/TT-BKHDT ngày 6 tháng 3 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Trước khi tìm hiểu về thủ tục sửa đổi lại điều lệ công ty TNHH 1 thành viên, chúng ta cần tìm hiểu về những nội dung chủ yếu của điều lệ công ty.
Điều lệ Công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của chủ sở hữu công ty;
- Vốn điều lệ;
- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Căn cứ và phương pháp xác định thưởng, tiền lương, thù lao của người quản lý và Kiểm soát viên;
- Trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và nguyên tắc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; Thể thức thông qua quyết định của công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Vai trò của Điều lệ trong công ty TNHH 1 thành viên
Điều lệ trong công ty là một trong những tài liệu không thể thiếu khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty. Cụ thể:
Thứ nhất, Điều lệ là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Đây sẽ là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp, cũng như là một công cụ để giữ ổn định trong hoạt động công ty.
Thứ hai, Điều lệ là căn cứ phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm của chủ sở hữu trong công ty: Đây là văn bản quy định rõ ràng phạm vi quyền lợi cũng như nghĩa vụ của chủ sở hữu. Ngoài ra, điều lệ công ty còn quy định rõ về các điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp, xử lý lỗ, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, xử lý phần vốn góp,… để tạo ra cơ chế hoạt động riêng cho công ty mình.
Thứ ba, Điều lệ quy định các trình tự, thủ tục khác về việc tổ chức các hoạt động nội bộ để tạo ra cơ chế vận hành nhất quán trong công ty, tránh tình trạng độc quyền vì chỉ có 1 người làm chủ sở hữu.
Sửa đổi lại điều lệ công ty TNHH 1 thành viên có phải thông báo không?
Công ty chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi (Khoản 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020).
Bên cạnh đó, Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nội dung chủ yếu của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ theo các quy định trên, điều lệ công ty không phải là nội dung được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nên khi sửa đổi công ty không cần phải thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thay đổi điều lệ phát sinh từ việc thay đổi tên, địa chỉ, thành viên góp vốn, vốn điều lệ của công ty thì công ty phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và nộp kèm bản sao điều lệ công ty.
Luật Đại Nam cung cấp dịch vụ sửa đổi lại điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Luật Đại Nam có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp, đã hỗ trợ rất nhiều công ty trong việc soạn thảo điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ nhằm đảm bảo quy trình chính xác, hiệu lực pháp luật. Việc luật sư tư vấn hỗ trợ sửa đổi điều lệ sẽ giúp công ty những việc sau:
- Thứ nhất, thành viên công ty được Luật sư giải đáp đầy đủ quy định pháp luật để công ty dễ dàng thông qua nội dung sửa đổi.
- Thứ hai, việc sửa đổi điều lệ đảm bảo tính pháp lý phòng tránh rủi ro tranh chấp nội bộ cho công ty.
- Thứ ba, được hướng dẫn thực hiện các thủ tục nội bộ liên quan đến việc sửa đổi lại điều lệ công ty.
- Thứ tư, công ty được Luật sư hướng dẫn thủ tục thông báo tới các cơ quan, tổ chức mà việc thay đổi điều lệ công ty có thể ảnh hưởng đến giao dịch của công ty với bên thứ ba nên cần thông báo đề phòng tránh phát sinh nghĩa vụ.
- Thứ năm, công ty được hỗ trợ các thủ tục pháp lý lên quan đến sửa đổi điều lệ vs chi phí hợp lý và ưu đãi.
Trên đây là toàn bộ những thông tin do Luật Đại Nam cung cấp về thủ tục sửa đổi lại điều lệ công ty TNHH 1 thành viên. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì