Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải lựa chọn hình thức giải thể để chấm dứt tình huống khó khăn cho công ty. Tuy nhiên ngoài việc giải thể thì doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam xin giới thiệu với bạn đọc bài viết: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất năm 2023.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Các công ty đều có quyền tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tuy nhiên bắt buộc phải có thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh như thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Tạm ngừng kinh doanh có 2 trường hợp:
- Tạm ngừng theo quyết định của công ty.
- Tạm ngừng theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Tại sao nên tạm ngừng kinh doanh?
- Tạm ngừng kinh doanh để cắt giảm toàn bộ chi phí trong thời gian kinh doanh kém hiệu quả.
- Doanh nghiệp sẽ không phải nộp các loại báo cáo thuế cho cơ quan thuế
- Không phải đóng thuế môn bài (nếu doanh nghiệp tạm ngừng tròn năm từ 1/1 đến hết 31/12 năm tài chính có nhu cầu làm tạm ngừng)
- Tạm ngừng kinh doanh mặc dù là quyền của doanh nghiệp nhưng để đảm bảo được thị trường kinh doanh ổn định và hạn chế việc doanh nghiệp tạm ngừng trong thời gian quá dài, khó kiểm soát về tình hình kinh tế của doanh nghiệp thì pháp luật có quy định doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong vòng 01 năm, có thể gia hạn nhưng không được quá 02 năm.
- Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp mình, định hướng lại hướng đi đúng đắn để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh đúng mục tiêu đã đề ra.
- Hơn nữa, nếu trong quá trình tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp thấy ngành nghề không phù hợp với nhu cầu thực tiễn kinh doanh của mình thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể từ bỏ việc kinh doanh bằng cách thay thế bằng ngành nghề kinh doanh khác hoặc có thể giải thể hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp của mình cho chủ thể kinh doanh khác.
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan kiểm soát thời hạn tạm ngừng, nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật và có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty.
- Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp tạm thời để doanh nghiệp có thể không thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế vì một số lý do nào đó.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty
Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
- Công ty phải gửi thông báo tạm ngừng trước thời gian tạm ngừng kinh doanh tối thiểu 03 ngày tới Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đăng ký hoạt động.
- Sau khi tiếp nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp. Và sau khi xem xét hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận về việc công ty tạm ngừng hoạt động.
Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty
Có hai loại là tạm ngừng theo mong muốn của doanh nghiệp và tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với tạm ngừng theo yêu cầu doanh nghiệp: Trong thời hạn 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh (với hộ kinh doanh thì phải từ 30 ngày trở lên), công ty gửi thông báo tạm ngừng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ thông báo bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp công ty về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên, của chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, của các thành viên hợp danh tùy thuộc vào từng loại hình công ty;
– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, công ty cần nộp kèm theo thông báo: Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đầu tư, của giấy chứng nhận đăng ký thuế; kèm theo giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
– Trường hợp khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được các văn bản báo cáo về việc công ty có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy nhiên không đáp ứng được đủ điều kiện theo quy định từ phí các cơ quan chức năng thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo yêu cầu công ty tạm ngừng kinh doanh hay tạm ngừng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Trường hợp công ty không tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu công ty báo cáo giải trình theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nếu công ty không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất năm 2023. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì