Thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất 2023

by Đào Quyết

Với xu hướng hội nhập trong nền kinh tế hiện đại , các công ty liên doanh được ra đời . Nhờ liên doanh, doanh nghiệp có thể huy động được nguồn lực lớn, tạo điều kiện cho các bên khai thác công nghệ, thị trường và tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất. Vậy thủ tục thành lập công ty liên doanh có gì đặc biệt và chú ý những vấn đề gì? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

I . Công ty liên doanh là gì?

Công ty liên doanh là công ty do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là công ty do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Công ty liên doanh gồm các hình thức sau : công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn), công ty hợp danh, công ty cổ phần. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-lien-doanh-moi-nhat-2022-2

II . Hồ sơ thành lập công ty liên doanh

Hồ sơ nhà đầu tư bên nước ngoài cung cấp những tài liệu sau

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Điều lệ Công ty;
  3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm tài chính gần nhất
  4. Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;
  5. Quyết định của Công ty liên quan đến việc đầu tư thành lập Công ty tại Việt Nam và cử người đại diện quản lý phần vốn góp đó tại Việt Nam;
  6. Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp được cử làm Giám Đốc Công ty) hoặc trong trường hợp là người đại diện quản lý phần vốn góp.

Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh Công ty TNHH 2 thành viên

Lưu ý:

–  Các tài liệu (a); (b); (c) ; (d); (e) sẽ phải được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán VN tại quốc gia đó trước khi được sử dụng tại Việt Nam

–  Trong trường hợp nhà đầu tư bên nước ngoài là cá nhân chỉ cần cung cấp tài liệu mục (d); (f)

Hồ sơ nhà đầu tư bên Việt Nam cần cung cấp

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Điều lệ Công ty;
  3. Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;
  4. Biên bản họp, Quyết định của Công ty liên quan đến việc tham gia góp vốn thành lập Công ty tại Việt Nam và cử người đại diện quản lý phần vốn góp đó tại Việt Nam;
  5. Hộ chiếu/chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước của người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp được cử làm Giám Đốc Công ty) hoặc trong trường hợp là người đại diện quản lý phần vốn góp.
  6. Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân;
  7. Giấy xác nhận ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho Công ty sẽ thành lập tại Việt Nam;

Lưu ý:

–  Các tài liệu (a); (b); (c) là bản sao chứng thực

–  Trong trường hợp nhà đầu tư bên Việt Nam là cá nhân chỉ cần cung cấp tài liệu mục (g); (f)

Tài liệu khác cần chuẩn bị

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty liên doanh sẽ bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định;(Theo mẫu quy định);

– Bản danh sách thành viên công ty, kèm theo là bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân, người đại diện ủy quyền theo pháp luật;

– Bản sao công chứng đã được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự của doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư liên doanh;

– Bản điều lệ công ty liên doanh;

– Văn bản xác định vốn pháp định, Bản sao chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu công ty theo quy định pháp luật với truờng hợp thành lập công ty có điều kiện như trên;

– Hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở chính công ty;

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với địa điểm thuê (đối với thuê nhà mặt đất) hoặc giấy tờ chứng minh địa chỉ kinh doanh có chức năng kinh doanh văn phòng (với địa chỉ là nhà tầng)

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp nước ngoài lần đầu đăng ký đầu tư liên doanh tại Việt Nam cần có hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-lien-doanh-moi-nhat-2022-3

III. Thủ tục thành lập công ty liên doanh

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty liên doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh:

– Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp có quyền và trách nhiệm:

+ Thụ lý hồ sơ

+ Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ

+ Trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Ban quản lý khu công nghiệp để phê duyệt hồ sơ

– Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ mở công ty liên doanh:

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Kết quả nhận được là thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Kết quả nhà đầu tư nhận được là giấy chứng nhận đầu tư

Sau đó doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư của tình Liên doanh. Sau đó, Sở KH & ĐT sẽ xem xét và cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau 3 – 5 ngày làm việc. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ và sai sót, sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời doanh nghiệp lý do thông qua văn bản.

– Nhà đầu tư làm các thủ tục khác sau khi thành lập công ty liên doanh với nước ngoài như khắc dấu, nộp thuế…

Bước 3: Tiến hành công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin

– Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định để tránh bị xử phạt hành chính. Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.

Bước 4: Thực hiện khắc con dấu doanh nghiệp và công khai mẫu dấu

– Khắc con dấu là việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ thông tin công ty như tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi đặt khắc con dấu thành công, doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Bước 5: Tiến hành mua chữ ký số điện tử

– Công ty phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online. Hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bước 6: Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty và báo số tài khoản lên Sở KH & ĐT

– Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

Bước 7: Treo bảng hiệu công ty và tiến hành thông báo phát hành hóa đơn

– Bạn cần đặt làm bảng hiệu cho công ty và treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh. Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…

– Ngoài ra, cần tiến hành phát hành thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng và đặt in hóa đơn để sử dụng. Nếu không doanh nghiệp cũng có thể đặt mua hóa đơn từ cơ quan thuế.

Bước 8: Tiến hành kê khai và đóng thuế môn bài

– Sau khi mua chữ ký số, đăng ký đóng thuế môn bài qua mạng thì công ty cần thực hiện kê khai và nộp tờ kê khai thuế đầy đủ. Bạn hãy đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT.

– Hơn nữa, doanh nghiệp cần đóng những loại thuế như:

+ Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng theo mức lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp.

+ Thuế môn bài, đóng sau khi công ty thành lập, trong vòng 30 ngày. Mức thuế môn bài do mức vốn điều lệ công ty kê khai quyết định.

Bước 9: Tiến hành góp vốn vào công ty Liên doanh

–  Các thành viên, cổ đông công ty liên doanh sẽ phải góp vốn vào công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

>> Tham khảo ngay: Thời hạn góp vốn khi thành lập công ty

Bước 10: Thuê kế toán và sử dụng dịch vụ kế toán

– Công ty liên doanh cần thuê một kế toán để có thê quyết toán sổ sách, thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế đúng quy định. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói.

Xem thêm: Hồ sơ thành lập chi nhánh Công ty TNHH mới nhất

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-lien-doanh-moi-nhat-2022-4

IV . Điều kiện thành lập công ty liên doanh

1 . Điều kiện đối với nhà đầu tư

-Cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.

-Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư

2 . Điều kiện về tài chính

-Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết

-Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam

-Vốn pháp định của công ty liên doanh phải đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

-Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, cam kết WTO…).

-Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề được pháp luật cho phép tại Việt Nam, không kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực cấm đã được quy định.

Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục . Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể.Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488