Điện, gas và nước là ba thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là nhu cầu cấp thiết của con người. Nếu thiếu một thứ gì đó cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Nhiều doanh nhân muốn thành lập một công ty sản xuất điện, khí đốt và nước. Vậy, bắt đầu kinh doanh cần những gì? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Quản lý thuế 2012
- Nghị định Số: 87/2018/NĐ-CP Về kinh doanh khí
Thủ tục thành lập công ty sản xuất điện, khí đốt, nước
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm có:
-Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu.
-Điều lệ công ty.
-Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập công ty đối với công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên. Danh sách người đại diện theo ủy quyền.
-Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập.
-Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của công ty). Bạn ủy quyền cho luật Đại Nam nếu sử dụng dịch vụ của công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi bạn chọn để đặt trụ sở chính. Nộp hồ sơ bằng hình thức đăng ký qua mạng
Bước 3: nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cấp
Bước 4: Công bố nội dung
Theo điều 32 luật Doanh nghiệp 2020
– Bắt đầu tính từ khi ngày thành lập / ngày đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong 30 ngày, doanh nghiệp cần công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
– Nội dung công bố của doanh nghiệp mới thành lập: Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
– Nếu không nộp trong thời gian đã quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của của pháp luật.
Bước 5: Khắc dấu công ty
– Tiến hành khắc con dấu tại các nơi được thành lập theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh khắc dấu. Sau khi có con dấu sẽ thực hiện thủ tục công bố con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 6: Treo biển
– Treo hoặc ghi biển tại trụ sở chính và các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của công ty về tên công ty, địa chỉ công ty.
Bước 7: Đăng ký chữ ký số và nộp tờ khai thuế ban đầu
– Thực hiện thông báo, kê khai thuế với cơ quan thuế có thẩm quyền tại nơi công ty đặt trụ sở chính.
– Chữ ký số được sử dụng trong các giao dịch qua mang.
Bước 8: Tài khoản ngân hàng
– Làm tài khoản ngân hàng: mỗi công ty đều cần mở một tài khoản riêng. Pháp luật doanh nghiệp không bắt buộc nhưng khi doanh nghiệp hoạt động thì các giao dịch trên 20 triệu đồng cần phải thực hiện qua giao dịch chuyển khoản của Ngân hàng. Do đó, việc lập tài khoản giao dịch là cần thiết.
Bước 9: Hóa đơn
– In và đặt in hóa đơn (Doanh nghiệp thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng hoặc mua hóa đơn sử dụng nếu không phát hành.).
->Sau khi công ty được thành lập thì không được đi vào hoạt động luôn. Bởi vì kinh doanh sản xuất điện, khí đốt, nước là những ngành có điều kiện. Bạn cần có những giấy phép và điều kiện theo quy định của nhà nước. Vậy cần những có những gì để đạt đủ tiêu chuẩn?
Giấy phép hoạt động điện lực
Theo điều 32, điều 33 Luật điện lực 2004 đã quy định về đối tượng được cấp phép và hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt điện lực như sau:
* Đối tượng được cấp giấy phép hoạt động điện lực
– Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp một giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều loại hình hoạt động điện lực.
– Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
+ Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
+ Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
– Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực.
– Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực.
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực.
Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí
* Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí gồm:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
– Dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định;
– Có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
– Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
– Sản xuất, chế biến LNG cần có thêm hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc có hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động hóa khí cung cấp cho khách hàng.
– Sản xuất, chế biến CNG có thêm phải có trạm nén khí CNG.
Dịch vụ thành lập công ty sản xuất điện, khí đốt, nước ở Luật Đại Nam
– Tư vấn về các vấn đề có liên quan như loại hình kinh doanh, vốn, tên công ty,.. Sao cho phù hợp với mong muốn của khách hàng cũng như theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Cung cấp những gói dịch vụ hợp lý phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.
Trên đây là những thông tin về thành lập công ty sản xuất điện, khí đốt, nước theo quy định của pháp luật. Nếu bạn còn có vấn đề thắc mắc, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp thông tin hữu ích dành cho bạn!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Thủ tục Thành lập công ty công nghệ thông tin
Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
Thành lập công ty sản xuất may mặc như thế nào?