Hoàng Mai là một quận ở Hà Nội có nền kinh tế khá phát triển. Quận được thành lập vào năm 2003, và đây là nơi mà quá trình đô thị hóa đã phát triển cho đến nay. Đây là một sự thay đổi lớn đối với sự phát triển của khu vực. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Hoàng Mai nhanh chóng trở thành địa điểm kinh doanh của nhiều cá nhân và tổ chức. Bạn đang có ý định thành lập công ty tại đây? Nếu phải, hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu các vấn đề về thủ tục thành lập công ty.
Căn cứ: Luật Doanh nghiệp 2020
Nội Dung Chính
Các hình thức thành lập công ty tại Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Căn cứ vào nhu cầu hoạt động và tình hình hiện có nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp là:
+Công ty TNHH Một thành viên
+Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
+Công ty Cổ phần
+Công ty hợp danh
Điều kiện và thủ tục thành lập tại Quận Hoàng Mai
Điều kiện thành lập công ty
-Cá nhân thành lập công ty phải trên 18 tuổi, không vi phạm luật hình sự, không bị hạn chế năng lực dân sự, không phải là cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong các cơ quan nhà nước.
-Tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn phải có tư cách pháp nhân.
-Sử dụng tên công ty trách nhiệm hữu hạn không bị trùng lặp, gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp.
-Có trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và người đại diện pháp luật theo đúng quy định.
-Vốn phải đúng với quy định của pháp luật đối với các ngành có điều kiện.
-Soạn thảo hồ sơ đầy đủ
-Đóng các khoản chi phí theo quy định
Thủ tục thành lập công ty tại quận Hoàng Mai
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng cho bộ hồ sơ của mình, để tránh bị trả lại. Bộ hồ sơ cần có những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên/cổ đông công ty (Công ty cổ phần, công ty hợp danh);
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
-Giấy ủy quyền cho người được ủy quyền/ Luật Đại Nam (nếu bạn sử dụng dịch vụ);
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người có thẩm quyền có nộp bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và thực hiện nộp lệ phí. Được thực hiện nộp hồ sơ qua hình thức online sau đó nộp lệ phí bằng hình thức chuyển khoản.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
-Nhận kết quả sau 3 ngày việc:
+TH1: Cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho doanh nghiệp.
+TH2: Nếu cơ quan từ chối cấp giấy tờ thì phải thông báo, nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập.
Bước 4: Một số công việc cần làm sau khi thành lập công ty:
Công ty sau khi đã thực hiện đăng ký thành công sẽ thực hiện một số công việc như sau:
– Tiến hành khắc con dấu tại các nơi có được cấp phép thực hiện. Sau khi có con dấu sẽ thực hiện thủ tục công bố con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Treo hoặc ghi biển tại trụ sở chính của công ty về tên công ty, địa chỉ công ty.
– Thực hiện thông báo, kê khai thuế với cơ quan thuế có thẩm quyền tại nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thủ tục thành lập công ty ở quận Hoàng Mai ở Luật Đại Nam
Luật Đại Nam sẽ luôn cung cấp những dịch vụ tối ưu nhất đến với khách hàng. Công ty luôn có những gói dịch vụ phù hợp với mọi khách hàng.
Nhất là dịch vụ trọn gói: bạn sẽ được lập tài khoản ngân hàng cho công ty, con dấu, bảng biển,… Bạn chỉ cần cung cấp thông tin.
=> Trên đây là thủ tục cơ bản cần lưu ý khi thành lập công ty tại quận Hoàng Mai theo bộ luật và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.
Luật Đại Nam luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn về cách thức thành lập công ty và cung cấp những gói dịch vụ phù hợp với bạn. Đầy đủ và nhanh chóng!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh vật liệu xây dựng
- Thủ tục thành lập công ty kế toán như thế nào?
- Thủ tục thành lập công ty có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam