Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Khoa Học Công Nghệ

by Luật Đại Nam

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển cùng với đó là sự đi lên của ngành Khoa học Công nghệ. Cũng từ đó, các doanh nghiệp Khoa học Công nghệ được thành lập nhằm trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ hay sản xuất các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học. Sản phẩm ấy có thể là hữu hình hoặc vô hình. Vậy để thành lập doanh nghiệp Khoa học Công nghệ cần những điều kiện gì? Và thủ tục thành lập bao gồm những gì? 

Để tìm hiểu thông tin cũng như thủ tục thành lập doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Đại Nam:

Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Khoa Học Công Nghệ

Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Khoa Học Công Nghệ

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 13/2019 NĐ-CP
  • Luật Khoa học và công nghệ
  •  Luật Doanh nghiệp 2020  

Điều kiện thành lập Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ?

Các cá nhân hoặc tổ chức thành lập doanh nghiệp KHCN phải hoàn thành việc sáng chế (hay còn gọi là ươm tạo) và phải làm chủ được những kết quả từ việc sáng chế đó, làm chủ được khoa học và công nghệ mà mình đã tạo ra hoặc được sở hữu, phải sử dụng hợp pháp và có sở hữu hợp pháp các công nghệ do mình sáng tạo để phát triển vào việc sản xuất các sản phẩm thuộc các lĩnh vực như:

  • Phát triển công nghệ thông tin
  • Phát triển công nghệ sinh học phục vụ cho các ngành: nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, y tế,…
  • Phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực tự động hóa.
  • Phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.
  • Phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ bảo vệ môi trường.
  • Phát triển sử dụng nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, các chất đốt sinh học thay thế xăng dầu, ít khói bụi… thuộc lĩnh vực công nghệ năng lượng mới.
  • Phát triển vệ tinh phóng vào không gian, nghiên cứu mô hình tàu vũ trụ… thuộc công nghệ vũ trụ.

Sau khi hội đủ các điều kiện trên các cá nhân hoặc tổ chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp KHCN có thể chuẩn bị 1 bộ hồ sơ để nộp trực tiếp lên Sở Khoa học và Công nghệ để được cấp giấy chứng nhận hoạt động.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp Khoa học Công nghệ.

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ 
  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
  • Lựa chọn tên công ty và tiến hành tra cứu tên công ty để xác định được tên dự kiến đăng ký không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. 
  • Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty, đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. 
  • Xác định mức vốn điều lệ của công ty
  • Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty và xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật
  • Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam.
  • Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật về thành luật Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, bao gồm:
  • 01 Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp Khoa học Công nghệ;
  • 01 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • 01 Nội dung dự án sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KHCN của đối tượng là tổ chức công lập thì ngoài các văn bản theo quy định kể trên cần có thêm quyết định của cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt đề án chuyển đổi tổ chức hoạt động.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Văn phòng sở Khoa học và công nghệ.

Ở bước đăng ký cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp KH&CN này, doanh nghiệp không cần phải nộp bất kỳ một loại lệ phí nào khi.

Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Khoa học Công nghệ sẽ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký. Lúc này có 2 trường hợp:

+ Nếu hồ sơ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu theo quy định thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.

+ Nếu trường hợp hồ sơ và bản thân doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì Sở Khoa học và Công nghệ không cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp và sẽ gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4: Sau khi có thông báo về việc nhận Giấy chứng nhận, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Sở Khoa học và Công nghệ.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

  • Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ sẽ có giá trị đồng thời là Giấy đăng ký hoạt động khoa học công nghệ.
  • Giấy chứng nhận doanh nghiệp Khoa học Công nghệ có hiệu lực kể từ ngày được và hết hiệu lực khi kết thúc thời gian hưởng chế độ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
  • Giấy chứng nhận doanh nghiệp Khoa học Công nghệ là căn cứ để xem xét thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp này.

 Công ty Luật Đại Nam đã cung cấp đến cho bạn Thủ tục thành lập Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ . Để biết chi tiết thêm thông tin, bạn hãy liên hệ trực tiếp Luật Đại Nam, với đội ngũ Luật sư uy tín và kinh nghiệm dày dặn sẽ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. 

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488