Thủ tục Thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương

by Luật Đại Nam

Bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm khởi sắc với nhiều điểm sáng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh,..Bình Dương cũng đang có nhiều chuyển biến tích cực trong những tháng đầu năm. Công tác thu hút đầu tư của tỉnh đạt kết quả tốt. Cụ thể, đầu tư trong nước đã thu hút 15.800 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh và toàn tỉnh có gần 4.050 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 39,4 tỷ USD. Tỉnh Bình Dương đã phối hợp nghiên cứu triển khai các dự án giao thông kết nối, liên kết vùng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Sắp tới là thời điểm các nhà đầu tư đẩy mạnh vốn vào Bình Dương.

Nếu bạn có dự định thành lập doanh nghiệp ở Bình Dương mà vấn đề về thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương đang làm khó bạn, Luật Đại Nam giải quyết cho bạn một cách nhanh chóng. Dưới đây sẽ là một số điểm bạn cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp tại bình dương

Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp 2020

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan

I.Những điều cần biết khi thành lập công ty

1. Chủ thể

-Chủ thể thành lập là cá nhân

+Không phải người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức; mất chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân. 

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.

+ Không phải đối tượng sau đây:

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật hiện hành.

Phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.

– Đối với chủ thể là tổ chức muốn đăng ký thành lập công ty: 

 + Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.

 + Tổ chức không phải cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.

 – Điều kiện về người đại diện công ty 

 + Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp phải là cá nhân và đáp ứng đủ các điều kiện mục 01. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp.

 +Mỗi công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp xuất cảnh khỏi Việt Nam phải có giấy ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện.

 – Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện quy định cụ thể tại Điều lệ công ty.

2. Loại hình công ty phù hợp với công ty của bạn

– Công ty TNHH 01 thành viên: do 01 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ, chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật.

 – Công ty TNHH hai thành viên trở lên:có từ 02 thành viên trở lên là tổ chức hoặc cá nhân nhưng không vượt quá 50 thành viên. 

 – Công ty cổ phần: có ít nhất 03 thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao. Việc thành lập quản lý công ty cổ phần phải tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật đặc biệt về tài chính và kế toán.

 – Công ty hợp danh: phải có ít nhất là 02 cá nhân và thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty mức độ rủi ro cao nhưng hình thức công ty này sẽ có uy tín với khách hàng hơn so với loại hình công ty khác. 

3. Xác định thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập. 

*Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập phải đạt đủ điều kiện tại mục 01. 

-Công ty trách nhiệm hữu hạn: là cá nhân, tổ chức phải cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp để trở thành thành viên.

-Công ty cổ phần: cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

-Công ty hợp danh: có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung công ty. Thành viên hợp danh là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

4. Tên đăng ký phải phù hợp với quy định.

-Tên công ty có thể viết theo 3 loại: tên tiếng việt, tên nước ngoài hoặc tên viết tắt.

 – Tên công ty bạn dự kiến đặt phải phù hợp với quy định pháp luật và không được trùng, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong phạm vi cả nước.

 – Tên công ty gồm thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng được quy định chi tiết tại Luật doanh nghiệp hiện hành.

5. Về đăng ký trụ sở chính 

 – Địa chỉ trụ sở chính cần phải xác định rõ ràng và chi tiết. Đây là nơi liên lạc và giao dịch nên cần phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. 

-Cần ghi rõ: số nhà, hẻm, ngách, ngõ thuộc thành phố, tỉnh của Việt Nam; Số điện thoại, gmail (nếu có),… 

 6. Lựa chọn về ngành nghề đầu tư kinh doanh

 -Không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm. Những ngành bị cấm được quy định cụ thể trong Điều 6 Luật Đầu tư hiện hành. 

-Từ đó xác định về ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp theo pháp luật.      

7. Về vốn đầu tư

-Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Pháp luật không quy định về số vốn tối thiểu, đối đa của công ty. Trừ một số trường hợp nhất định

II. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

-Những giấy tờ bạn cần chuẩn bị để đăng ký là:

+Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu;

+Điều lệ công ty;

+Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+Bản sao các giấy tờ

  • Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Bước 2: Nộp hồ sơ

-Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương. Thông qua phương thức đăng ký qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Nhận kết quả

-Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ trong khoảng 03 ngày làm việc  +TH1: Cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho doanh nghiệp.

+TH2: Nếu cơ quan từ chối cấp giấy tờ thì phải thông báo, nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975 422 489 – 0961 417 488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488