Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội 2022 như thế nào?

by Luật Đại Nam

Với sự tiến bộ của xã hội, con người bắt đầu có tư tưởng về sự sẻ chia xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp xã hội ngày càng được biết đến nhiều hơn và phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Khác với các loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận cá nhân, doanh nghiệp xã hội xác định rõ mục tiêu của mình là lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội. Nếu bạn cũng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp xã hội nhưng chưa biết phải làm các thủ tục hồ sơ như thế nào? Luật Đại Nam ở đây để giải đáp thắc mắc của bạn!

Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp 2020

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội

1.Doanh nghiệp xã hội là gì?

-Doanh nghiệp xã hội được hiểu là một tổ chức có các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính xã hội, lợi nhuận thu được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

2.Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

-Tuy doanh nghiệp xã hội là một loại doanh nghiệp đặc thù nhưng pháp luật vẫn quy định về thủ tục thành lập giống với các loại hình doanh nghiệp khác;

-Mục tiêu là hướng tới lợi ích của cộng đồng và dành ít nhất 51% lợi nhuận sau thuế thu nhập nhập hằng năm cho hoạt động từ thiện. Lợi luận còn lại chủ yếu dùng để tái đầu;

-Các hoạt động xã hội như bảo vệ môi trường, bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, ô nhiễm… 

=>Chính các mục tiêu xã hội này đã trở thành động lực thôi thúc các doanh nhân xã hội thành lập doanh nghiệp xã hội và sử dụng phương án kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội.

3.Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

-Cá nhân thành lập công ty phải trên 18 tuổi, không vi phạm luật hình sự, không bị hạn chế năng lực dân sự, không phải là cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong các cơ quan nhà nước. Không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân.

-Tổ chức thành lập công ty thì phải có tư cách pháp nhân và không phải cơ quan nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước để thu lợi riêng.

-Sử dụng tên công ty không bị trùng lặp, gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp. 

Tên = xã hội + tên riêng

-Có trụ sở chính phải ghi rõ ràng chi tiết: số nhà, hẻm, ngách, ngõ thuộc thành phố, tỉnh của Việt Nam; Số điện thoại, gmail (nếu có),….

-Ngành nghề kinh doanh không làm những nghành nghề mà pháp luật cấm.

-Vốn điều lệ và người đại diện pháp luật theo đúng quy định

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội mà bạn cần biết

Bước 1:chuẩn bị hồ sơ

-Khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp bạn cần lưu ý chuẩn bị những giấy tờ sau:

+Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội theo mẫu sẵn;

+Điều lệ của doanh nghiệp, điều lệ yêu cầu phải có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập;

+Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc doanh sách cổ đông của công ty với trường hợp thành lập là công ty cổ phần;

+Bản sao đã công chứng: căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu của các thành viên tham gia góp vốn, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.

+Bản Cam kết của Doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo mẫu của Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT.

Bước 2: Nộp hồ sơ

      Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư tại nơi bạn đặt trụ sở chính. Thông qua phương thức đăng ký qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Xử lý và nhận kết quả

-Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ trong khoảng 03 ngày làm việc  +TH1: Cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho doanh nghiệp.

+TH2: Nếu cơ quan từ chối cấp giấy tờ thì phải thông báo, nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp ở Luật Đại Nam

+Bạn sẽ được đội ngũ luật sư tư vấn về những thông tin liên quan đến thủ tục thành lập một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. 

+Luật Đại Nam sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng về tên, địa chỉ trụ sở, vốn,…được hướng dẫn chi tiết.

+Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập doanh nghiệp và làm việc với cơ quan thuế.

+Nhận và bàn giao kết quả lại  cho khách hàng trong thời gian sớm. 

=> Trên đây là thủ tục cơ bản cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp theo bộ luật và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.

Luật Đại Nam luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn về cách thức thành lập doanh nghiệp và cung cấp những gói dịch vụ phù hợp với bạn. Đầy đủ và nhanh chóng! 

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488