Thủ tục thu hồi tư cách thành viên công ty cổ phần

by Trần Giang

Việc thu hồi tư cách thành viên là bước mà công ty phải thực hiện khi một thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục trên cần chuẩn bị nhiều giấy tờ, tài liệu, vậy những giấy tờ này gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi – Luật Đại Nam tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây: Thủ tục thu hồi tư cách thành viên công ty cổ phần.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục thu hồi tư cách thành viên công ty cổ phần

Tương ứng với sự hình thành tư cách thành viên trong CTCP, thì việc chấm dứt tư cách thành viên và thu hồi tư cách thành viên trong CTCP sẽ bao gồm các trường hợp sau:

  • Trường hợp cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp có quy định khác) thì đương nhiên sẽ mất tư cách là thành viên cỉa công ty, và cũng không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.
  • Chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác: việc chuyển nhượng cổ phần có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định. Hoặc Công ty mua lại cổ phần của cổ đông:
  • Cổ đông là cá nhân chết, là tổ chức bị giải thể, phá sản. Hậu quả pháp lý của các trường hợp này đều làm cho cá nhân hoặc pháp nhân đó không còn là cổ đông của CTCP.
  • Tặng cho cổ phần cho người khác hoặc Dùng cổ phần để trả nợ cho người khác. Bản chất của việc tặng cho cổ phần hay dùng cổ phần để trả nợ chỉnh là đổi chủ sở hữu đối với số cổ phần đó. Và đương nhiên, người tặng cho và người dùng cổ phần để trả nợ sẽ không còn là chủ sở hữu của số cổ phần đó. Hay nói cách khác, họ cũng không còn tư cách thành viên của CTCP.

Thủ tục thu hồi tư cách thành viên công ty cổ phần.

Trường hợp chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn quy định

Bước 1: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nếu sau thời hạn này, cổ động chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần thì giải quyết như sau:

  • Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
  • Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;

Bước 3: Công ty phải đăng ký điều chỉnh “VỐN ĐIỀU LỆ” bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Bước 4: Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trên.

Công ty mua lại cổ phần

Bước 1: Gửi yêu cầu bằng văn bản đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề nêu trên. Trong đó:

  • Nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông;
  • Số lượng cổ phần từng loại;
  • Giá dự định bán;
  • Lý do yêu cầu công ty mua lại.

Bước 2: Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

  • Nếu không thoả thuận được về giá thì các bên yêu cầu 1 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá;
  • Công ty giới thiệu ít nhất 3 tổ chức để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Bước 3: Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.

Chuyển nhượng cổ phần cho người khác

Cổ phần được “tự do” chuyển nhượng trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập và (Điều lệ công ty) có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

  • Cổ phần có thể được chuyển nhượng thông qua các Hợp đồng chuyển nhượng.
  • Hoặc có thể được giao dịch thông qua thị trường chứng khoán. Trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Thu hồi tư cách thành viên công ty cổ phần trường hợp cổ đông là cá nhân chết

  • Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
  • Trình tự, thủ tục thừa kế sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực doanh nghiệp, Luật Đại Nam thấu hiểu tất cả các khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp trong hoạt động doanh nghiệp. Do đó, nếu Quý khách đang cần một đơn vị đồng hành, hỗ trợ xử lý các vấn đề trong quá trình thực hiện thu hồi tư cách thành viên công ty cổ phần thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn, tư vấn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục thu hồi tư cách thành viên công ty cổ phần. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488