Thủ tục tự công bố đồ ăn nhanh

by Vũ Khánh Huyền

Bất kỳ thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, thì đều phải đảm bảo điều kiện về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp cần tiến hành làm thủ tục tự công bố đồ ăn nhanh. Đây là điều kiện bắt buộc để lưu hành hợp pháp sản phẩm trên thị trường theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Các bạn hãy cùng Luật Đại Nam theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục cũng như hồ sơ công bố sản phẩm này nhé.

Thủ tục tự công bố đồ ăn nhanh

Thủ tục tự công bố đồ ăn nhanh

Tự công bố đồ ăn nhanh là gì?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định 15-2018-ND-CP.

Tự công bố sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Vì sao phải thực hiện thủ tục công bố đồ ăn nhanh?

Đây là quy đinh bắt buộc của nhà nước theo Khoản 1 Điều 4 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố đã qua chế biến bao gói sẵn”

Theo quy đinh tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị Đinh 115/2018/NĐ-CP “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào được miễn công bố sản phẩm đồ ăn nhanh

Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Điều kiện để doanh nghiệp đủ điều kiện công bố sản phẩm nhanh

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có 01 trong các loại giấy tờ sau thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000. Bạn có thể tham khảo bài viết tại đây

Trường hợp nào mà cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các bước tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm đồ ăn nhanh

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm đồ ăn nhanh

Chỉ tiêu kiểm nghiệm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm của sản phẩm đồ ăn nhanh theo:

Quyết định 46/2007/QĐ–BYT ngày 19/12/2007 (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm).

QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm).

QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

Các chỉ tiêu cần phân tích sản phẩm đồ ăn nhanh như:

Chỉ tiêu cảm quan

Chỉ tiêu hóa lý

Chỉ tiêu vi sinh

Chỉ tiêu độc tố vi nấm

Chỉ tiêu kim loại nặng

Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm để đưa ra chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố sản phẩm đồ ăn nhanh

Hồ sơ tự công bố sản phẩm đồ ăn nhanh bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

c) Bản sao giấy chứng nhận đủ điện kiện vệ cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có 01 trong các loại giấy tờ sau thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000

d) Bản sao đăng ký kinh doanh

c) mẫu nhãn sản phẩm

Trình tự thực hiện

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về hồ sơ tự công bố sản phẩm đồ ăn nhanh năm 2023 của Luật Đại Nam

  • Tư vấn điều kiện hồ sơ tự công bố sản phẩm đồ ăn nhanh
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm đồ ăn nhanh
  • Soạn thảo hồ sơ tự công bố sản phẩm đồ ăn nhanh
  • Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục 
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ tự công bố sản phẩm
  • Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ tự công bố sản phẩm
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi hồ sơ tự công bố được chấp thuận
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn hồ sơ tự công bố sản phẩm
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Thủ tục tự công bố đồ ăn nhanh ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hồ sơ tự công bố sản phẩm. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Thủ tục tự công bố đồ ăn nhanh” trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488