Trà là thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Nó mang đến sự thư thái và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của con người. Để có thể sản xuất, kinh doanh trà uống, cơ sở cần phải thực hiện thủ tục tự công bố trà với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục này đòi hỏi cơ sở phải kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn. Vậy để biết được trình tự thủ tục thực hiện và kiểm nghiệm sao cho đúng đủ các chỉ tiêu để tiết kiệm chi phí, Luật Đại Nam xin cung cấp tới Quý khách hàng thủ tục công bố trà.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Quyết định 46/2007/QĐ- BYT
– Nghị định 115/2018/NĐ-CP
Thủ tục công bố trà uống là gì?
– Trà uống là một thức uống quen thuộc được con người sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Trà có vị thơm Trà uống được chia làm hai loại là trà xanh và trà thảo dược. Trà xanh thì thành phần chỉ gồm lá, chồi, hay cành của cây chè. Trà thảo dược có thành phần không chỉ gồm lá trà mà gồm các loại hoa, lá, hạt, vỏ hay thậm chí cả rễ cây.
– Trà uống có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như sau:
+ Hỗ trợ tích cực trong quá trình giảm mỡ, giãm cân: Trà thảo mộc có đặc trưng giàu vi chất, nhiều vitamin, chất khoáng song lại chứa rất ít calo. Vì thế đây là một trong những sản phẩm có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ thừa, giảm cân. Việc sử dụng trà thảo mộc hàng ngày là xu hướng làm đẹp được nhiều chị em áp dụng. Không như những phương pháp giảm cân khác, sử dụng trà thảo mộc để giảm cân chị em không cần ép cơ thể nhịn ăn mỗi bữa, nên hoàn toàn tránh được trình trạng thiếu hụt vi chất trong thực đơn giảm cân kém đa dạng.
+ Tác dụng chống oxy hóa: Cộng dụng thứ 2 không thể không nhắc đến đó chính là khả năng chống oxy hóa trong trà khá cao. Sử dụng trà thường xuyên giúp giảm nguy cơ tim mạch, xơ vữa động mạch, ung thư, ngăn… và làm chậm quá trình phát triển của khối u…
+ Tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm: Những loại thảo mộc như cúc hoa, kim ngân hoa, đản hoa… có tác dụng chống khuẩn, chống virus và chống nấm khá cao. Cuộc sống hiện đại, không khí môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng cộng thêm sự biến đổi khí hậu…Là nguyên nhân chính làm cho con người khó tránh khỏi những căn bệnh hiểm nghèo. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng, trà để bồi bổ cơ thể, giải độc, ngăn chặn lão hóa và tinh thần luôn thoải mái để làm việc và lao động.
– Thủ tục công bố trà uống là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Trừ các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Mức xử phạt khi thực hiện không đúng thủ tục công bố trà
– Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, các mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm như sau:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm: Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm; Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.
Điều kiện thực hiện thủ tục công bố trà là gì?
– Điều kiện để có thể thực hiện thủ tục công bố trà uống là sản phẩm trà uống phải được thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Hiện nay, trà uống thường được kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau:
+ Giới hạn tối đa kim loại trong thực phẩm (các kim loại: Antimon (Sb); Arsen (As); Cadimi (Cd); Chì (Pb); Hg; Đồng (Cu); Kẽm (Zn)
+ Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm: Bromide ion trong thảo mộc khô, Bifenazate trong chè; Deltamethrin, Cypermethrin, Chlorpyrifos- methyl, Chlorpyrifos, Cartap, Dicofol, Endosulfan, Ethion, Fenitrothion, Methidathion, Novaluron, Permethrin, Propargite trong chè (xanh, đen);
– Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm
– Trong trường hợp cơ sở không trực tiếp sản xuất trà uống mà thuê đơn vị khác gia công sản phẩm thì cơ sở gia công cần có điều kiện phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và hợp đồng gia công sản phẩm.
– Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục công bố trà uống
– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố, trong trường hợp không trực tiếp sản xuất thì cần có hợp đồng gia công với cơ sở trực tiếp sản xuất
– Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trình tự thực hiện thủ tục công bố trà uống
Quy trình thực hiện
– Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”
– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Thẩm quyền: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định
Dịch vụ tư vấn kinh nghiệm về hồ sơ tự công bố trà năm 2023 của Luật Đại Nam
- Tư vấn điều kiện hồ sơ tự công bố trà
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ tự công bố trà
- Soạn thảo hồ sơ tự công bố trà
- Đại diện doanh nghiệp làm các thủ tục
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm hồ sơ tự công bố sản phẩm
- Nhận và giao lại cho khách hàng hồ sơ tự công bố sản phẩm
- Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi hồ sơ tự công bố được chấp thuận
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hoạt động tư vấn hồ sơ tự công bố sản phẩm
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy điện thoại
- Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy đồ uống
- Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy xe đạp điện