Thủ tục xin cấp lại bìa bảo hiểm xã hội

by Vũ Khánh Huyền

Trong quá trình tham gia BHXH, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến người lao động làm mất tờ bìa sổ BHXH. Vậy có thể xin cấp lại tờ bìa sổ BHXH không? Xin cấp lại bìa sổ BHXH ở đâu? Cùng Luật Đại Nam giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Thủ tục xin cấp lại bìa bảo hiểm xã hội

Thủ tục xin cấp lại bìa bảo hiểm xã hội

Căn cứ lao động

  • Luật Bảo hiểm xã hội
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH
  • Quyết định 166/QĐ-BHXH

Mỗi người lao động tham gia được cấp mấy sổ BHXH?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp và tự quản lý sổ BHXH. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.

Theo Quyết định này, một trong các nội dung được in ngay trên trang 04 của sổ BHXH đó là:

“3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ BHXH duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.”

Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời, theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế.

Mất tờ bìa sổ BHXH có được phép xin cấp lại không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ BHXH:

  • Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
  • Cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
  • Cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất, hỏng.

Như vậy, khi mất tờ bìa sổ BHXH đều phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

>> Xem thêm: Thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH HTV

Hồ sơ xin cấp lại tờ bìa sổ BHXH

Căn cứ Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

Lưu ý: Chuẩn bị thêm bản chính chứng minh nhân dân, bìa sổ bảo hiểm xã hội nếu thuộc trường hợp mất tờ rời.

Phương thức nộp: Người lao động nộp hồ sơ cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc

Thời hạn giải quyết:

Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Lệ phí: Không

Xin cấp lại tờ bìa sổ BHXH thì nộp ở:

  • Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội: nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trên toàn quốc.

Sẽ ra sao nếu người lao động làm mất sổ BHXH?

Điều 96 Luật BHXH năm 2014 ghi nhận về sổ BHXH như sau:

“1. Sổ BHXH được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.”

Sổ BHXH là một loại giấy tờ quan trọng làm cơ sở để cơ quan BHXH giải quyết quyền lợi cho người lao động.

Nếu không may làm mất sổ BHXH, người lao động dù không bị trừ thời gian đã đóng BHXH trước đó nhưng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm thủ tục hưởng chế độ của người lao động:

Có thể bị từ chối giải quyết hưởng chế độ thai sản.

Bởi khoản 3 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 yêu cầu người lao động đã nghỉ việc trước khi sinh con, nhận con nuôi khi đến làm thủ tục hưởng chế độ thai sản phải xuất trình sổ BHXH để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu quá trình đóng ghi trên sổ BHXH và trả lại sổ BHXH cho người nộp.

Không đủ giấy tờ để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Không đủ hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề.

Không thể rút BHXH 1 lần.

Không được giải quyết hưởng lương hưu.

Thân nhân không được giải quyết chế độ tử tuất khi người lao động chết.

Bản chính sổ BHXH là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thất nghiệp; BHXH 1 lần; lương hưu; chế độ tử tuất.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Thủ tục xin cấp lại bìa bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Nhận bảo hiểm xã hội một lần hay để hưởng lương hưu sẽ lợi hơn

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?

Vay tiền bằng bảo hiểm nhân thọ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488