Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn

by Luật Đại Nam

I . Điều kiện kinh doanh hoạt động nhà nghỉ

Căn cứ khoản 5, 6 Điều 48 Luật Du lịch 2017, nhà nghỉ là cơ sở lưu trú du lịch bao gồm các loại hình sau:

– Nhà nghỉ du lịch;

– Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

Căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

– Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

– Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

thu-tuc-xin-giay-phep-kinh-doanh-nha-nghi-khach-san-2

Các điều kiện trên được quy định chi tiết như sau:

A, Điều kiện tối thiểu về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

– Nhà nghỉ du lịch:

+ Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh;

+ Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới;

+ Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

– Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê:

+ Có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh;

+ Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

B, Điều kiện về an ninh trật tự

– Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:  + Đối với người Việt Nam: Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

– Có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.

C,Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy

– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;

– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở;

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

thu-tuc-xin-giay-phep-kinh-doanh-nha-nghi-khach-san-3

II . Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn

Muốn kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ thì trước hết bạn bạn cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh khách sạn để thành lập loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm:

+ Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh khách sạn (đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khách sạn) hoặc giấy phép đầu tư (nếu là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).

+ Bản kê khai cơ sở vật chất, các trang thiết bị sử dụng

+ Bản kê khai danh sách các cán bộ, công nhân viên của cơ sở

+ Giấy chứng nhận sức khỏe của các cán bộ, các công nhân viên theo quy định

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng

Trước khi xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ, bạn cần tìm hiểu kĩ và lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn đăng ký kinh doanh khách sạn. Đó có thể là công ty cổ phần hoặc có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn được thực hiện trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ có sai sót hoặc cần bổ sung thì chủ cơ sở sẽ được thông báo bằng văn bản để hoàn thiện hồ sơ. Sau khi hoàn thiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ khách sạn, chủ cơ sở cần phải làm thêm thủ tục cam kết thực hiện các quy định về an ninh, trật tự với cơ quan địa phương, đồng thời phải đáp ứng các quy định về phòng cháy chữa cháy.

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488