Thuế khoán cho cá nhân, hộ kinh doanh gia đình là gì? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Luật Quản lý thuế 2019
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh
Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh cá thể diễn ra thường xuyên, có quy mô nghề nghiệp ổn định thì cần phải đăng ký hộ kinh doanh. Những trường hợp như hộ gia đình kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, buôn bán hàng rong, kinh doanh lưu động, làm những loại dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký hộ kinh doanh.
Xem thêm: Quy định về các loại sổ kế toán cho hộ kinh doanh theo thông tư 88
Thuế khoán cho cá nhân, hộ kinh doanh gia đình là gì?
Theo đó tại khoản 1 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 có nói rằng:
– Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, có thể hiểu thuế khoán là một loại thuế dành cho hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, thì sẽ phải nộp loại thuế khoán này.
Dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 là những trường hợp không phải chịu thuế khoán như: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Đối tượng thành lập hộ kinh doanh
Theo quy định của pháp luật về việc đăng ký thành lập công ty hay doanh nghiệp thì có 3 nhóm đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh. 3 nhóm đối tượng này bao gồm:
- Cá nhân là công dân đủ 18 tuổi, có nhận thức về hành vi nhân sự và phải là công dân Việt Nam.
- Nhóm cá nhân thỏa mãn những điều kiện nêu trên.
- Hộ gia đình.
Lưu ý:
Cá nhân, thành viên trong hộ gia đình hay thành viên trong một nhóm tổ chức quản lý chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và có quyền góp vốn cổ phần. Tuy nhiên, cá nhân đứng tên hộ kinh doanh sẽ không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh trừ trường hợp nhận được sự nhất trí của các thành viên trong doanh nghiệp hợp danh.
Hộ kinh doanh có mã số thuế không?
Đối với hộ kinh doanh (HKD) đã đăng ký thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh sẽ đăng ký mã số thuế và được cơ quan thuế quản lý cấp phép Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Đồng thời, mã số này cũng đồng thời là mã số hộ kinh doanh.
Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo tại Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có quy định như sau:
Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
6. Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
Xem thêm: Hộ kinh doanh có thể đăng ký tại 2 địa điểm khác nhau không?
Dịch vụ tư vấn pháp luật về hộ kinh doanh của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thành lập hộ kinh doanh;
- Áp dụng phương pháp giải quyết thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong hoạt động hộ kinh doanh;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình trước và sau khi thành lập ;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp doanh nghiệp;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Thuế khoán cho cá nhân, hộ kinh doanh gia đình là gì? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn
- Chủ thể nào tham gia tranh chấp trái phiếu ?
- Tranh chấp trái phiếu là gì ?