Thuế thu nhập cá nhân chứng khoán

by Ngọc Ánh

Theo quy định, các khoản thu nhập có được nhờ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ… phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Vậy thuế thu nhập cá nhân chứng khoán được tính như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam xin được chia sẻ chi tiết quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân chứng khoán tới quý độc giả:

Căn cứ pháp lý cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán

  • Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
  • Nghị định 12/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC

Chứng khoán là gì?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 4,Luật Chứng khoán 2019, chứng khoán là tài sản, bao gồm:

+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.

+ Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký.

+ Chứng khoán phái sinh.

+ Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, có thể hiểu chuyển nhượng chứng khoán là việc mua, bán giao dịch các loại tài sản kể trên cho những đối tượng có nhu cầu.

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải chịu thuế

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Luật Thuế Thu nhập cá nhân năm 2007, thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải chịu thuế TNCN bao gồm:

+ Thu nhập chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.

+ Thu nhập chuyển nhượng chứng khoán.

+ Thu nhập chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Như vậy, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là một trong những loại thu nhập chuyển nhượng vốn chịu thuế TNCN.

Thuế thu nhập cá nhân chứng khoán

Thuế thu nhập cá nhân chứng khoán

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là những khoản nào?

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được hiểu là thu nhập thu được từ việc mua bán và giao dịch các tài sản liên quan đến chứng khoán. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 4 của Luật chứng khoán 2019, những tài sản này bao gồm:

  • Cổ phiếu
  • Trái phiếu
  • Tín phiếu
  • Chứng chỉ quỹ
  • Chứng quyền
  • Chứng quyền có bảo đảm
  • Quyền mua cổ phần
  • Chứng chỉ lưu ký
  • Chứng khoán phái sinh
  • Các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.

Đáng chú ý, cổ phiếu được xem xét là biểu hiện của cổ phần. Do đó, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật chứng khoán 2019, cũng thuộc phạm vi thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Tóm lại, chuyển nhượng chứng khoán đề cập đến việc thực hiện giao dịch mua bán các tài sản chứng khoán trên đến những người hoặc tổ chức có nhu cầu.

Thu nhập từ chứng khoán có phải đóng thuế không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012, thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Theo đó, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là một trong những loại thu nhập chuyển nhượng vốn chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tính thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán

Khi cá nhân tiến hành chuyển nhượng chứng khoán, họ phải nộp thuế theo suất thuế là 0,1% trên giá chuyển nhượng của mỗi lần giao dịch.

Đối với cá nhân cư trú

Thuế thu nhập cá nhân = giá chuyển nhượng chứng khoán x 0,1%

Trong đó, giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

  • Đối với chứng khoán được giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng là giá thực hiện, dựa trên kết quả khớp lệnh hoặc giá từ giao dịch thỏa thuận.
  • Đối với chứng khoán khác, giá chuyển nhượng là giá trong hợp đồng, giá thực tế, hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị sở hữu chứng khoán lúc báo cáo tài chính gần nhất trước giao dịch.

 Đối với cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân = tổng tiền từ chuyển nhượng chứng khoán tại Việt Nam x 0,1%

Tại đây, tổng tiền từ việc chuyển nhượng chứng khoán là giá chuyển nhượng mà cá nhân không cư trú nhận được, không trừ bất kỳ chi phí nào.

 Đối với việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu: Khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, không phải nộp thuế ngay. Tuy nhiên, khi chuyển nhượng cổ phiếu này, thuế được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = (Giá trị cổ tức trong sổ sách kế toán hoặc số cổ phiếu nhận x mệnh giá cổ phiếu) x 0,1%

Nếu giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thấp hơn mệnh giá, thuế sẽ được tính dựa trên giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.

Khi tiến hành giao dịch chứng khoán, cá nhân cần chú ý đến việc tính và nộp thuế TNCN đúng cách để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế TNCN từ chứng khoán được xác định như sau:

Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.

Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” thuế thu nhập cá nhân chứng khoán”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488